Facebook là một nền tảng kinh doanh online được nhiều người tin dùng. Facebook cũng cung cấp nhiều công cụ hỗ trợ những đơn vị kinh doanh này. Trong đó, trình quản lý quảng cáo (Facebook Ads Manager) là một công cụ đắc lực được các nhà kinh doanh tin dùng. Vậy nó là gì và sử dụng như thế nào?
![]() |
hình minh họa |
Giới thiệu trình quản lý quảng cáo Facebook
Facebook có 2 công cụ quảng cáo chính là Facebook Ads Manager và Power Editor. Trong bài này chúng ta sẽ nghiên cứu về Facebook Ads Manager, cũng chính là trình quản lý quảng cáo đang được dùng rất phổ biến hiện nay.
![]() |
Đây là công cụ hữu ích để tạo và quản lý các chiến dịch quảng cáo |
Trình quản lý quảng cáo là gì?
Facebook Ads Manager là một công cụ miễn phí được Facebook phát hành. Mục đích là giúp những nhà kinh doanh online có thể quản lý hiệu quả chương trình quảng cáo cho doanh nghiệp của mình.
Đây là một công cụ đơn giản và dễ sử dụng hơn Power Editor, người không thuộc chuyên ngành vẫn có thể dễ dàng tiếp cận. Công cụ này được xem là điểm khởi đầu trong việc chạy quảng cáo trên Facebook, Messenger, Instgram hoặc Audience Network.
Trình quản lý quảng cáo giúp bạn tạo quảng cáo, chỉnh sửa, lựa chọn ngân sách quảng cáo phù hợp. Bên cạnh đó thì bạn cũng có thể tùy chọn tạm dừng, khởi chạy hoặc sao chép các chiến dịch quảng cáo một cách linh hoạt nhất.
Chức năng của trình quản lý quảng cáo
Chúng ta sẽ đi sâu vào những chức năng chính của Facebook Ads Manager trong phần này. Công cụ quản lý quảng cáo của Facebook có những vai trò chủ chốt như:
- Tạo chiến dịch quảng cáo: Trình quản lý này cho phép bạn thiết kế chương trình quảng cáo theo một quy trình khoa học. Bạn sẽ cần phải chọn mục tiêu marketing, chọn đối tượng muốn tiếp cận, chọn nơi quảng cáo nên hiển thị và định dạng quảng cáo của mình. Các hành động này giúp cho chiến dịch quảng cáo đạt hiệu quả cao nhất, tiếp cận được đúng khách hàng tiềm năng và tạo tiền đề phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
- Quản lý quảng cáo: Chức năng thứ 2 rất quan trọng của Facebook Ads Manager là quản lý quảng cáo. Bạn có thể chỉnh sửa linh hoạt về đối tượng tiếp cận, ngân sách quảng cáo, vị trí quảng cáo cho tất cả các chiến dịch mà bạn đang thực hiện. Bên cạnh đó thì bạn cũng sẽ dễ dàng tạo các bản sao hoặc sao chép quảng cáo để thực hiện trong cách mục đích khác.
- Theo dõi hiệu quả quảng cáo: Cuối cùng, theo dõi hiệu quả quảng cáo là chức năng không thể thiếu. Nó giúp bạn nhìn nhận tổng quan về các chiến dịch quảng cáo của mình. Bạn có thể dễ dàng xem được các thông tin chia nhỏ, nghiên cứu các số liệu mình quan tâm. Ngoài ra, bạn cũng có thể lên lịch để công cụ thực hiện việc báo cáo quảng cáo.
![]() |
Trình quản lý cho phép theo dõi tổng quan về hiệu quả quảng cáo |
Ưu điểm
Trình quản lý quảng cáo có nhiều chức năng quan trọng như thế thì nó sẽ có những ưu điểm gì? Nó mang lại những lợi ích gì cho người dùng? Dưới đây là những ưu điểm dễ thấy:
- Có thể tạo nhiều chiến dịch quảng cáo và không giới hạn số lượng
- Có thể chạy trên nhiều ứng dụng và nền tảng
- Thiết lập và tùy chỉnh ngân sách một cách linh hoạt nhất
- Dễ dàng chọn đúng đối tượng mà quảng cáo hướng đến
- Có thể tối ưu hiệu quả quảng cáo nhờ vào nội dung động
- Dễ dàng điều chỉnh chiến dịch bất cứ lúc nào
- Có thể xem thông tin chi tiết về chiến dịch theo thời gian thực
- Có thể thử nghiệm để xem quảng cáo nào có hiệu quả tốt nhất
- Được Facebook ưu tiên hỗ trợ hơn các tài khoản cá nhân
- Được ưu tiên cập nhật những tính năng mới một cách nhanh chóng nhất
Cách dùng trình quản lý quảng cáo
Facebook Ads Manager rất thân thiện với người dùng, ai cũng có thể dễ dàng tiếp cận. Trong phần tiếp theo, bài viết sẽ hướng dẫn các bạn cách dùng một số chức năng chính. Chỉ cần tham khảo qua một lần là các bạn đã dễ dàng nắm được Facebook Ads Manager trong lòng bàn tay.
![]() |
Để tạo quảng cáo, bạn bấm vào Create Ad |
Cách tạo quảng cáo
Tạo mới quảng cáo trên trình quản lý quảng cáo có 3 cấp độ, đó là:
- Cấp độ chiến dịch: Chọn mục tiêu quảng cáo, mục đích chung mà chiến dịch quảng cáo hướng tới.
- Cấp độ nhóm: Chọn vùng đối tượng mà bạn muốn tiếp cận, chọn vị trí đặt quảng cáo, chọn ngân hàng quảng cáo phù hợp và thiết lập lịch chạy.
- Cấp độ quảng cáo: Thiết kế quảng cáo, định dạng, tải ảnh, video, thêm văn bản, các liên kết,…
Cụ thể từng bước thực hiện theo các cấp độ như sau:
- Tạo chiến dịch: Tại trang chủ của trình quản lý quảng cáo -> Chọn “Tạo” để bắt đầu tạo chiến dịch. Tại cửa sổ tạo chiến dịch, bạn xác định các cài đặt cơ bản cho chiến dịch, nhóm quảng cáo cũng như quảng cáo mới. Nếu như trình quản lý có tồn tại các quảng cáo hiện có thì bạn cũng có thể sử dụng chiến dịch và nhóm quảng cáo dựa trên các quảng cáo hiện có này.
- Điều chỉnh các cài đặt: Sau khi làm xong bước trên thì giao diện sẽ chuyển qua phần chỉnh sửa bằng cách chọn vào phần mở rộng. Tại đây, bạn có thể chỉnh sửa, chọn mục tiêu, đối tượng, vị trí, định dạng theo các gợi ý mà công cụ đưa ra.
- Xuất bản: Ở bước này, bạn sẽ chọn đăng quảng cáo hoặc là lưu dưới dạng bản nháp. Điều này tùy thuộc vào mức độ sẵn sàng của bạn.
Trong trình quản lý quảng cáo của Facebook, bạn còn có thể sử dụng những công cụ sáng tạo nâng cao. Chẳng hạn như công cụ sao chép quảng cáo, công cụ tải lên hàng loạt,…
Cách sử dụng tính năng chỉnh sửa
Tiếp theo chúng ta sẽ đi tìm hiểu về cách sử dụng tính năng chỉnh sửa của trình quản lý quảng cáo. Tính năng này sử dụng cho các quảng cáo đang hoạt động. Thông thường, chúng ta sẽ dựa vào phân tích hiệu quả quảng cáo để có những điều chỉnh cho phù hợp, tối ưu hóa chất lượng quảng cáo.
![]() |
Bạn dễ dàng chỉnh sửa cho phù hợp với hiệu quả quảng cáo mong muốn |
Đặc biệt, chức năng chỉnh sửa này giúp tạo ra phiên bản quảng cáo mới tốt hơn nhưng không làm mất đi lượt tương tác trước đó. Số lượng thích, bình luận, chia sẻ vẫn được giữ nguyên. Tuy nhiên, nếu bạn thực hiện những chỉnh sửa dưới thì số tương tác sẽ tự động quay về lúc khởi đầu:
- Thay đổi một hình ảnh, video, văn bản hoàn toàn mới
- Chỉnh sửa nhóm quảng cáo được tạo bằng tính năng phân bổ nội dung động
- Chỉnh sửa quảng cáo đang sử dụng ảnh, video khác nhau ở từng vị trí
- Một ví dụ trực quan về chỉnh sửa quảng cáo cho các bạn dễ nắm bắt:
- Bạn tạo 1 nhóm quảng cáo với mục tiêu là thu hút càng nhiều người click vào liên kết thì càng tốt. Ngân sách chi ra cho quảng cáo là nhỏ nhất.
- Nhóm quảng cáo có tổng cộng 3 quảng cáo khác nhau về hình ảnh thương hiệu, URL dẫn đến các phần khác nhau tại trang web của bạn.
- Sau một số ngày chạy quảng cáo, bạn xem bảng thống kê hiệu quả quảng cáo và thấy có 1 quảng cáo trong đó nổi bật vì số lượng click vượt trội.
- Lúc này, bạn sẽ chỉnh sửa nhóm quảng cáo bằng cách thay đổi 2 quảng cáo còn lại bằng hình ảnh thương hiệu có kết quả tốt hơn này.
Để chỉnh sửa, bạn chỉ cần vào mục quản lý quảng cáo và chọn chỉnh sửa, làm theo các bước hướng dẫn và đề xuất của công cụ là được.
Cách sử dụng tính năng hiệu quả quảng cáo
Cuối cùng, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách sử dụng tính năng hiệu quả quảng cáo của Facebook Ads Manager.
Tổng quan tài khoản
Trang tổng quan tài khoản nằm ở trang chủ của trình quản lý tài khoản. Bạn có thể tìm thấy nó ở bản tóm tắt ở bên phải màn hình, nó nằm bên dưới phần Thông tin tài khoản quảng cáo. Tại đây, bạn sẽ xem được những thông tin hữu ích như:
- Tóm tắt hoạt động của tài khoản trong 7 ngày gần nhất
- Thông tin cơ bản về tài khoản
- Số chiến dịch đang hoạt động
- Số tiền đã chi tiêu và số dư hiện tại dựa theo giới hạn chi tiết của tài khoản
- Phần trăm ngân sách chi tiêu trong 7 ngày qua
Báo cáo quảng cáo
Nếu bạn cần những số liệu chi tiết hơn thì click vào phần Báo cáo quảng cáo. Tại phần này, bạn có thể xem, tạo, điều chỉnh, xuất báo cáo liên quan đến quảng cáo và hiệu quả của tài khoản. Bạn cũng có thể nhấp vào từng chiến dịch cụ thể để xem số liệu riêng của chiến dịch đó.
![]() |
Bảng báo cáo cung cấp đầy đủ số liệu cần thiết |
Ngoài ra, trong Báo cáo quảng cáo có phần tổng quan về tài khoản, tổng hợp các thông tin cũng như hướng dẫn cần thiết. Cụ thể là:
- Cảnh báo: Cảnh báo về những vấn đề khẩn cấp cần phải khắc phục ngay. Phần cảnh báo không phải lúc nào cũng xuất hiện trong mục tổng quan.
- Đề xuất: Facebook đề xuất những hành động bạn nên thực hiện để cải thiện chiến dịch quảng cáo.
- Xu hướng: Bao gồm các thông tin cấp cao và chi tiết liên quan đến chiến dịch.
- Tiếp cận chuyên gia: Mục này chỉ dành riêng cho một số đối tượng xác định. Bạn sẽ được trò chuyện trực tiếp cùng chuyên gia marketing và tìm hiểu thêm các chiến lược trên Facebook.
Có thể nói, mục báo cáo quảng cáo là rất quan trọng và bạn cần phải nắm vững cách đọc chúng. Như thế thì bạn mới có khả năng nhìn bao quát được tình trạng
của tài khoản và quảng cáo. Từ đó, bạn sẽ cân nhắc và điều chỉnh các chiến dịch quảng cáo sao cho phù hợp nhất.
Những lưu ý khi sử dụng
Cuối cùng, chúng tôi muốn gửi gắm đến các bạn một số lưu ý cần thiết khi sử dụng trình quản lý quảng cáo:
- Cần cẩn trọng khi thêm các quản trị viên và quyền dành cho thành viên trong trang quản lý quảng cáo. Bạn chỉ nên trao quyền cho những người mình thật sự tin tưởng.
- Không nên thêm 1 thẻ visa vào quá nhiều tài khoản quảng cáo. Vì hành động này dễ dàng dẫn đến các bất thường và nguy cơ khóa tài khoản.
- Nên chú ý về múi giờ để cài đặt quảng cáo cho phù hợp với từng thị trường mục tiêu.
- Nên cân nhắc khi chọn hình thức thanh toán qua Paypal. Vì các giao dịch Paypal xuất phát từ Việt Nam bị quản lý rất chặt chẽ. Điều này có thể dẫn đến tài khoản của bạn bị cho ngừng quảng cáo nếu có sai sót.
![]() |
Nếu kinh doanh online thì bạn không nên bỏ qua Facebook Ads Manager |
KẾT LUẬN
Trên đây là những điều quan trọng liên quan đến trình quản lý quảng cáo mà bạn cần biết. Hy vọng rằng bài viết đã đem lại cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu các bạn đang có ý định kinh doanh online thì nên cân nhắc tìm hiểu và sử dụng Facebook Ads Manager.