Bạn tìm đến bài viết này vì nghe đã khá nhiều nhưng chưa thật sự rõ “Webmaster Tool là gì?”? Giải thích đơn giản, sơ lược và dễ hiểu về công cụ này cũng chính là mục đích của chúng tôi. Tại sao ư? Lí do là bởi muốn nắm trong tay công cụ thông minh như thế, bạn cần nhiều hơn 1 bài viết. Khoan nói về những điều chi tiết như vậy, hãy đi vào vấn đề chính sẽ được trình bày ngay sau đây.

Webmaster tool là gì? Những điều cần biết về công cụ này
Webmaster tool là gì? Những điều cần biết về công cụ này

Webmaster Tool là gì?

Webmaster Tool hay chính xác hơn là Google Webmaster Tool là tên 1 công cụ đánh giá quản trị website được phát triển bởi Google. Với Webmaster Tool quản trị viên dễ dàng thống kê, nắm bắt hoạt động của website nhanh chóng, hiệu quả. Quan trọng hơn là bộ công cụ này hiện được cung cấp và sử dụng miễn phí với tính năng và hoạt động được cập nhật ngày càng bài bản và hoàn thiện.

Webmaster tool là gì? Những điều cần biết về công cụ này
Webmaster Tool là gì? Đó là công cụ quản trị website được phát triển bởi Google

Đăng ký và sử dụng Google Webmaster Tool

Khi đã hiểu “Webmaster Tool là gì” chắc chắn bạn muốn biết cách sử dụng công cụ miễn phí hữu ích này. Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Trước hết, đừng quên lưu ý rằng Webmaster Tool dành cho nhà quản trị website. Điều này có nghĩa là: Nếu bạn không thật sự nắm quyền quản trị hoặc không có nhân sự quản trị web thì việc quan tâm đến công cụ này là không cần thiết. Trong trường hợp ngược lại, đây là lựa chọn ưu việt giúp thống kê dữ liệu quản trị web.

Đăng ký sử dụng Google Webmaster Tool

Vì Webmaster Tool là sản phẩm của Google nên muốn sử dụng công cụ này bạn cần có tài khoản Gmail. Từ đây, hãy tiến hành đăng ký để bắt đầu sử dụng công cụ. Cách thức thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần truy cập qua url: https://www.google.com/webmasters/. Tiếp tục đăng nhập qua gmail và hoàn thành các bước theo yêu cầu.

Cách thêm trang web vào Google Webmaster Tool

Đăng ký thành công là bước đầu tiên để bắt đầu sử dụng Webmaster Tool. Bạn có thể thêm công cụ này vào nhiều website. Cách thức cài đặt khá đơn giản.

Sau khi đăng nhập thành công, nếu lần đầu sử dụng, màn hình thiết lập cài đặt ban đầu sẽ xuất hiện. Hãy nhập tên trang web cần quản trị vào ô trống theo yêu cầu.

Webmaster tool là gì? Những điều cần biết về công cụ này
Đăng ký sử dụng và cài đặt web cần quản trị

Tiếp đó, Webmaster Tool sẽ yêu cầu xác nhận quyền sở hữu website cho hệ thống. Có nhiều cách thực hiện công việc này. Bạn có thể sử dụng 1 trong 3 cách sau để hoàn tất công việc tiếp theo:

Cách 1: Xác minh bằng cách tải tệp tin HTML do Webmaster Tool cung cấp lên hosting chứa website.

Webmaster tool là gì? Những điều cần biết về công cụ này
Xác nhận quyền sở hữu bằng cách tải tệp HTML
Webmaster tool là gì? Những điều cần biết về công cụ này
Màn hình tải tệp và xác minh

Cách 2: Xác minh bằng quyền sở hữu Google Analytics. Nếu đang sử dụng Google Analytics đối với website cần quản trị bạn có thể tận dụng luôn quá trình cài đặt trước đó đối với Webmaster Tool. Tất nhiên, điều này cũng có nghĩa là bạn đang sử dụng Webmaster Tool và Google Analytics trên cùng 1 tài khoản Gmail.

Cách 3: Xác minh bằng cách copy mã HTML từ mục thiết lập của Webmaster Tool và thêm vào thẻ meta của trang web.

Webmaster tool là gì? Những điều cần biết về công cụ này
Sau khi xác minh chủ sở hữu, bạn sẽ nhận thông báo như trên trong phần Cài đặt

Bạn cũng có thể sử dụng 1 số cách khách để xác minh quyền sở hữu website. Trong phương án, hệ thống của Webmaster Tool đều chỉ rõ cách thực hiện để bạn hoàn thiện công việc 1 cách nhanh chóng. Tất nhiên, trong tương lai, giao diện cài đặt của công cụ này có thể sẽ được Google nâng cấp và thay đổi. Chính vì thế mà hình ảnh phía trên chỉ mang tính chất gợi ý và tham khảo.

Sau khi hoàn tất việc đăng ký và cài đặt, hãy bắt đầu theo dõi thống kê số liệu được Webmaster Tool đưa ra. Một số chia sẻ sau sẽ giúp bạn sử dụng công cụ này 1 cách hiệu quả. Bạn cũng có thể lưu lại bài viết này để không quên Webmaster Tool là gì và từ từ theo dõi để nắm dần chức năng, hoạt động của công cụ đặc biệt này.

Chức năng hoạt động của Google Webmaster Tool

Sau khi được cài đặt vào website, Webmaster Tool tiến hành theo dõi, ghi chép và phân tích dữ liệu liên quan đến website. Công cụ thông minh này đưa ra kết quả thống kế theo từng mục từ tổng quan đến chi tiết. Công cụ này rất dễ sử dụng bởi Google đã xây dựng và thiết lập giao diện tiếng Việt rất hoàn chỉnh cho các phần, mục. Bạn cũng có thể sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh nếu cảm thấy phù hợp và thân thuộc.

Webmaster tool là gì? Những điều cần biết về công cụ này
Biết Webmaster Tool là gì là chưa đủ, hãy nắm thêm các chức năng mà công cụ này đưa ra

Trang tổng quan về website

Webmaster Tool thống kê số lượt truy cập, hiển thị, số lượt click, phát hiện lỗi thu thập dữ liệu cũng như đưa ra những thông báo liên quan đến website. Cụ thể, khi đăng nhập, Webmaster Tool, bạn sẽ nắm bắt được các thông tin như:

  • Nắm được các lỗi thu thập dữ liệu như: Lỗi kết nối máy chủ, lỗi DNS, lỗi tìm nạp Robot.txt…
  • Nắm được các thông báo mới liên quan đến website – nhất là thông báo về các sự cố xuất hiện gần đây.
  • Nắm được số lượng truy vấn tìm kiếm liên quan cũng như số lần click chuột của người truy cập.
  • Webmaster Tool cũng sẽ thống kế số url đã gửi, số url đã nhập chỉ mục … – Đó là số liệu rất quan trọng sitemap (sơ đồ trang web).

Thông báo về trang web

Như đã nói phía trên, công cụ quản trị website này sẽ đưa ra thông báo cho người quản trị. Điều này rất quan trọng bởi nó đảm bảo bạn không bỏ lỡ bất cứ thay đổi nào dù là nhỏ nhất liên quan đến website.

Giao diện tìm kiếm

Webmaster Tool là gì? Đó cũng là công cụ cung cấp giao diện tìm kiếm, kiểm tra, đánh dấu dữ liệu trên website với các hoạt động như:

  • Thống kê, tìm kiếm dữ liệu có cấu trúc: Webmaster Tool thống kê Rich Snippets với dữ liệu có cấu trúc. Bạn cũng có thể tìm kiếm và kiểm tra dữ liệu có cấu trúc trên trang bằng cách truy cập đường dẫn: https://search.google.com/test/rich-results
  • Đánh dấu, thông báo dữ liệu: Webmaster Tool cũng giúp người quản trị đánh dấu hoặc thông báo dữ liệu tới Google 1 cách nhanh chóng và hiệu quả.
Webmaster tool là gì? Những điều cần biết về công cụ này
Biểu đồ thống kê dữ liệu có cấu trúc trên web

Cải tiến HTML: Nếu phát hiện các vấn đề cải tiến HTML, công cụ này sẽ đề xuất cải thiện để người quản trị có thể tham khảo thực hiện từ đó cải thiện hiệu suất và trải nghiệm người dùng. Chi tiết các thẻ, các thông số được đánh giá, theo dõi và cập nhật là:

  • Thẻ mô tả – thẻ meta (Meta Description)
  • Số trang có thẻ Meta Description trùng lặp
  • Số trang có thẻ Meta Description quá dài
  • Số trang có thẻ Meta Description quá ngắn
  • Thẻ tiêu đề (Meta Title)
  • Số trang thiếu thẻ Meta Title
  • Số trang có thẻ Meta Title không chứa thông tin
  • Số trang có thẻ Meta Title trùng lặp
  • Số trang có thẻ Meta Title quá dài
  • Số trang có thẻ Meta Title quá ngắn
  • Số trang có nội dung không thể lập chỉ mục
  • Các liên kết trang web (Sitelinks): Cho biết số lượng và liệt kê các liên kết hiển thị dưới kết quả trả về trên công cụ tìm kiếm của Google.

Lưu lượng tìm kiếm

Bạn cũng sẽ nắm được lưu lượng tìm kiếm và truy cập web qua quá trình tìm kiếm này thông qua Webmaster Tool. Có nhiều nội dung được hiển thị theo biểu đồ, hãy theo dõi để nhận thấy sự thay đổi và biến động theo từng ngày của các thông số như:

  • Tổng kết số lượng truy vấn tìm kiếm
  • Thống kê các từ khóa truy vấn phổ biến nhất, hiển thị thứ hạng trung bình của website đi cùng với số lần hiển thị, số lượt click chuột sau mỗi lần tìm kiếm với từ khóa liên quan trên Google.
  • Webmaster Tool đưa ra tổng hợp danh sách các url được người tìm kiếm click nhiều nhất tương ứng với các truy vấn phổ biến vừa nêu.
  • Thống kê liên kết Offpage: Công cụ này cũng thống kê và hiển thị các liên kết Offpage tới trang web.
  • Thống kế liên kết nội bộ: Tổng hợp liệt kê các liên kết onpage nội bộ trong website.
  • Webmaster Tool là gì – Đó cũng là công cụ thông báo cho người quản trị thực hiện các tác vụ thủ công khi nhận thông báo SPAM và cách thức xử lý cho từng trường hợp…

Chỉ mục của Google (Indexing)

Chỉ mục của Google mang nhiều ý nghĩa – nhất là đối với SEO. Chính vì thế mà việc quản trị không thể không quan tâm đến nó. Công cụ quản trị web của Google giúp bạn nắm được trạng thái chỉ mục cũng như thống kê số lượng từ khoá nội dung.

Trạng thái chỉ mục: Các dữ liệu được lập chỉ mục được tổng hợp, thống qua qua biểu đồ tổng hợp.

Từ khóa nội dung: Liệt kê theo thứ tự và đưa ra số liệu thống kê các khóa được lặp lại nhiều nhất.

Xóa URL: Việc xóa url không sử dụng nữa cũng đơn giản hơn với Webmaster Tool khi bạn có thể chủ động thực hiện công việc này trên hệ thống hoặc sử dụng Robot.txt sao cho hợp lý.

Thu thập dữ liệu

Công việc của 1 công cụ quản trị như Webmaster Tool tất nhiên bao gồm việc thu thập dữ liệu. Lỗi dữ liệu được thống kê, thông báo liên tục đảm bảo cho người quản trị nắm được tình hình web 1 cách tức thì, nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Trong đó, nếu phát hiện Lỗi Thu thập dữ liệu khiến Googlebot không Crawl được dữ liệu thì công cụ này cũng sẽ đưa ra thông báo cho người quản trị. Biểu đồ thống kê quá trình thu thập dữ liệu được hiển thị theo ngày với số dung lượng được tải xuống, thời gian tải cũng như quá trình tìm nạp ra sao…

Trong đó, bạn cũng lưu ý rằng: Thời gian tải trang càng nắng thì số trang tải được càng nhiều. Googlebot đánh giá cao những web tải nhanh. Chính vì thế mà việc tối ưu tốc độ tải trang trở thành 1 việc cực kỳ quan trọng khi tối ưu SEO.

Với Webmaster Tool, bạn cũng có thể thông báo các thư mục không muốn bị Googlebot thu thập dữ liệu. Đó thường là các thư mục chứa trang quản trị cũng như các thư mục đang được cập nhật nội dung. Công cụ này cung thông báo số lượng url đã được hoặc chưa được lập chỉ mục cũng như nhiều thông tin khác.

Tất nhiên, website không có sitemap vẫn được thu thập dữ liệu và lập chỉ mục nhưng thời gian sẽ kéo dài lâu hơn. Để rút ngắn thời gian này, người quản trị web cũng như các SEOer thường dùng thêm các thủ thuật như ping hay add url.

Đảm bảo và theo dõi bảo mật

Webmaster Tool là gì, đó còn là công cụ thông báo tình trạng bảo mật của website. Nếu phát hiện dấu hiệu cho thấy hệ thống bị hack hoặc bị virus xâm nhập, công cụ này cũng sẽ đưa ra cảnh báo.

Cung cấp các tài nguyên khác

Một số thông tin trên đã giúp bạn hiểu Webmaster Tool là gì. Tuy nhiên, bạn cũng đừng bỏ qua các tài nguyên khác liên quan đến Webmaster Tool như:

Công cụ kiểm tra dữ liệu có cấu trúc: Giúp xác định liệu Google có thể phân tích và hiển thị chính xác dữ liệu từ web lên trang tìm kiếm hay không.

Trình trợ giúp đánh dấu dữ liệu có cấu trúc: Hỗ trợ việc đánh dấu dữ liệu có cấu trúc trên HTML.

Trình kiểm tra đánh dấu email: Kiểm tra, xác thực dữ liệu có cấu trúc trên email HTML.

Ngoài ra còn có: Google Địa điểm, Google Merchant Center, Pagespeed Insights hay tìm kiếm tùy chỉnh phục vụ việc xác định địa điểm, đăng tải sản phẩm hay tối ưu tốc độ trang, …  

Labs (phòng thử nghiệm)

Cuối cùng là tính năng phục vụ quá trình xây dựng, phát triển nội dung và tính năng trên website. Bạn có thể theo dõi số lượng tìm kiếm, số lượt hiển thị và lượt click theo tên tác giả. Ngoài ra, việc kiểm tra các tính năng đang xây dựng đồng thời thêm sửa xóa tính năng này cũng được thực hiện qua Webmaster Tool.

Webmaster tool là gì? Những điều cần biết về công cụ này
Khi đã hiểu Webmaster Tool là gì bạn sẽ sử dụng nó chứ?

KẾT LUẬN


Bài viết trên đây mong có thể giúp bạn hiểu “Webmaster Tool là gì”. Công cụ vô cùng phổ biến này được gần như tất cả nhà quản trị website hiện nay lựa chọn. Nếu chưa cài đặt và sử dụng, hãy tìm hiểu kỹ hơn về nó và bắt tay vào triển khai. Chúc bạn thành công trong việc xây dựng, quản trị và phát triển web lớn mạnh.

 Danh mục liên quan

  • Dịch vụ SEO tổng thể
  • Dịch vụ SEO Onpage
  • Dịch vụ backlink
  • Mua traffic user
  • Tempate blogspot