Chiến lược marketing là một yếu tố chủ chốt trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Một chiến lược hiệu quả sẽ giúp công ty dễ dàng tiếp cận khách hàng và mang về nhiều lợi nhuận. Vậy chiến lược marketing là gì mà lại có tầm quan trọng như thế? Làm sao để xây dựng được một chiến lược hiệu quả? Mời bạn đọc cùng theo dõi và tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Chiến lược marketing là gì?
Để hiểu nó là gì thì trước hết chúng ta cần hiểu marketing là như thế nào. Theo Philip Kotler: “Marketing là một tiến trình mà thông qua đó công ty tạo ra giá trị cho khách hàng và xây dựng các mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng, để đổi lại công ty cũng giành được giá trị từ khách hàng”.
![]() |
Chiến lược marketing là những hoạt động được hoạch định sẵn |
Như vậy, chiến lược marketing là một loạt các hành động được định trước liên quan đến marketing. Dựa trên chiến lược, công ty hy vọng tiếp cận người tiêu dùng, thu hút nhiều người sử dụng sản phẩm của mình. Từ đó có được các mối quan hệ khách hàng sinh lợi và lâu dài.
Nói một cách dễ hiểu chiến lược chính là bản kế hoạch chi tiết, đặt ra từng bước cụ thể cho hoạt động marketing. Nó như một kim chỉ nam chỉ hướng thành công cho mỗi doanh nghiệp.
Vì sao nên xây dựng chiến lược Marketing?
Hầu hết tất cả công ty muốn tồn tại lâu dài đều xây dựng cho mình một chiến lược tiếp thị rõ ràng. Bởi vì chiến lược marketing là tiền đề cơ bản để dẫn đến thành công.
Nó giúp doanh nghiệp xác định được khách hàng mục tiêu và thấu hiểu nhu cầu khách hàng. Dựa trên điều này, doanh nghiệp sẽ vạch ra một con đường chắc chắn và an toàn nhất để tiếp cận khách hàng.
Nếu không có chiến lược, công ty sẽ dễ bị mất phương hướng và mông lung. Doanh nghiệp sẽ bị hao tốn công sức và tiền bạc vào những điều vô nghĩa. Hơn thế nữa, công ty có thể sẽ đánh mất khách hàng vào tay đối thủ của mình.
![]() |
Xây dựng chiến lược marketing giúp doanh nghiệp đi đúng hướng |
Các thành phần của chiến lược marketing
Để xây dựng một chiến lược hiệu quả bạn phải tìm hiểu kỹ càng và nắm rõ các thành phần sau đây:
Thị trường mục tiêu
Trước khi lên kế hoạch thì doanh nghiệp cần xác định thị trường mục tiêu. Thị trường mục tiêu bao gồm những khách hàng có cùng nhu cầu và khả năng chi trả mà công ty hướng đến để phục vụ.
Nắm rõ thị trường mục tiêu sẽ giúp kế hoạch của chúng ta đạt được kết quả tối ưu nhất. Đồng thời giảm thiểu những khó khăn, rủi ro trong quá trình thực hiện.
Hoạt động kinh doanh
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cần chú ý đến các yếu tố như nguồn lực, ngân sách, chi phí, lợi ích phù hợp,…Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dù đi theo chiến lược nào thì cuối cùng vẫn phải hướng đến khách hàng.
Từ đó đảm bảo thu hút, giữ chân và chiếm trọn lòng tin của thị trường mục tiêu. Chiến lược marketing sẽ giúp doanh nghiệp truyền tải được giá trị của họ đến khách hàng của mình.
![]() |
Hoạt động kinh doanh được quyết định mạnh mẽ bởi chiến lược marketing |
Định vị giá trị
Thị trường ngày càng phát triển,khách hàng có nhu cầu ngày càng cao. Điều đó khiến các doanh nghiệp phải luôn nâng cấp, thay đổi cho phù hợp với sự đổi mới của thị trường. Các doanh nghiệp không thể tránh khỏi việc đối đầu với những đối thủ cạnh tranh vô cùng mạnh mẽ.
Vì vậy, mỗi thương hiệu đòi hỏi phải tạo ra sự khác biệt và khẳng định giá trị của mình trong lòng khách hàng. Chiến lược marketing sẽ giúp doanh nghiệp khai thác và thực hiện điều đó.
Mục tiêu
Mục tiêu chung của chiến lược marketing là phải đảm bảo phù hợp với chiến lược kinh doanh tổng thể. Mặc dù các yếu tố khách quan của môi trường hay các bước trong kế hoạch có thể thay đổi.
Tuy nhiên, mục tiêu vẫn phải hướng đến những giải pháp tốt nhất cho khách hàng. Việc hiểu rõ và định hình đúng đắn mục tiêu là một tiêu chí để đánh giá sự thành công.
Tương tác
Đây là yếu tố quyết định đến cả chiến lược marketing của doanh nghiệp. Sản phẩm có được khách hàng lựa chọn hay không? Khách hàng sẽ yêu thích sản phẩm, dịch vụ này?
Khách hàng quyết định gắn bó với sản phẩm của công ty? Doanh nghiệp có đủ nguồn cung để phục vụ khách hàng? Câu trả lời cho tất cả những yêu cầu trên phụ thuộc vào chiến lược tương tác của mỗi doanh nghiệp.
![]() |
Tương tác là một thành phần quan trọng của chiến lược marketing |
Quy trình xây dựng một chiến lược hiệu quả
Quy trình để xây dựng một chiến lược marketing là điều quan trọng cần nắm bắt. Các bước dưới đây sẽ giúp việc lập chiến lược diễn ra thuận lợi và suôn sẻ. Các bước bao gồm:
Bước 1: Xác định mục tiêu của hoạt động marketing
Thông thường, khi thực hiện một việc nào đó bạn phải hiểu rõ mình muốn đạt được những gì. Hoạt động marketing cũng vậy. Các doanh nghiệp thường hướng đến những kết quả như sau:
- Định vị giá trị thương hiệu
- Doanh số bán hàng cao
- Tối ưu hóa sản phẩm một cách tốt nhất
- Có chỗ đứng vững chắc trên thị trường
- Thu về được nhiều lợi nhuận
- Tạo ra sự hài lòng khách hàng
- Xây dựng mối quan hệ khách hàng bền vững
Khi đặt ra mục tiêu bạn phải cân nhắc kỹ lưỡng và đảm bảo các yêu cầu sau:
- Mục tiêu phải thiết thực, cụ thể và đảm bảo có thể thực hiện
- Mục tiêu phải phù hợp với các tiêu chí kinh doanh của công ty
- Cần đặt ra thời gian xác định để hoàn thành mục tiêu
- Các mục tiêu phải liên kết với nhau và sắp xếp theo thứ tự quan trọng
Bước 2: Tìm hiểu, phân tích thị trường
Khi hiểu rõ về thị trường thì việc lên kế hoạch cũng như thực hiện kế hoạch sẽ đơn giản hơn. Vì thế đây là một bước không thể thiếu trong quá trình xây dựng chiến lược marketing.
- Trước hết bạn cần nghiên cứu về đối tượng người tiêu dùng. Bạn phải thấu hiểu những nhu cầu của họ trong cuộc sống. Khách hàng sẽ phát sinh những mong muốn và đòi hỏi nào? Khách hàng có đủ khả năng để chi trả cho những nhu cầu đó hay không? Khách hàng sẽ có xu hướng chọn những sản phẩm như thế nào?
- Sau đó bạn sẽ phải nghiên cứu nơi sẽ tiến hành các giao dịch, trao đổi. Quy mô, cơ cấu, xu hướng biến động của thị trường là yếu tố không thể bỏ qua. Bên cạnh đó doanh nghiệp cần nắm bắt những điều kiện, lợi thế của thị trường. Những khó khăn, thách thức cũng cần được dự trù trước.
- Và cuối cùng là đối thủ cạnh tranh. Bạn cần hiểu rõ được nguồn lực, điều kiện kinh tế, chất lượng sản phẩm, nguồn cung,…của đối thủ. Đó sẽ là tiền đề để bạn xây dựng một chiến lược marketing tốt hơn và tạo nên khả năng cạnh tranh mạnh mẽ.
![]() |
Chiến lược marketing cần được xây dựng theo đúng quy trình |
Bên cạnh đó, chúng ta cùng cần hiểu về phân khúc thị trường lý tưởng. Một phân khúc thị trường lý tưởng sẽ đáp ứng được những yêu cầu sau đây:
- Có thể đo lường được
- Đủ lớn để mang về lợi nhuận cao nhất
- Là thị trường ổn định và giàu tiềm năng
- Sản phẩm, dịch vụ của bạn có thể tiếp cận được
- An toàn và hạn chế những rủi ro
- Chiến lược tiếp thị của bạn có thể đáp ứng thị trường
Bước 3: Xác định khách hàng mục tiêu
Đây là bước quan trọng để xây dựng được một chiến lược hoàn hảo.
- Bạn không nên ôm trọn mọi đối tượng khách hàng. Vì nhu cầu và mong muốn của từng đối tượng là khác nhau. Bạn sẽ không đủ sức lực và chi phí để làm hài lòng tất cả. Điều đó sẽ dẫn đến sự thất bại nhanh chóng của doanh nghiệp bạn.
- Các chiến lược thông minh sẽ chỉ chọn cho mình một hoặc một vài phân khúc rõ ràng. Từ đó tập trung mọi nguồn lực để đáp ứng nhu cầu, thỏa mãn sự hài lòng của khách hàng. Chẳng hạn như các thương hiệu cao cấp sẽ hướng đến nhóm khách hàng thượng lưu, có nhu cầu cao về chất lượng.
Bước 4: Xây dựng chiến lược chi tiết
Một chiến lược marketing sẽ bao gồm các chiến lược nhỏ như sau:
- Chiến lược con người
- Chiến lược sản xuất
- Chiến lược sản phẩm
- Chiến lược phân phối
- Chiến lược giá
- Chiến lược truyền thông
- Chiến lược quản lý chuỗi giá trị
- Chiếc lược phát triển thương hiệu
Bước 5: Xây dựng, triển khai, và thực hiện kế hoạch
Một bản kế hoạch chi tiết sẽ giúp các nhân viên hiểu rõ và thực hiện một cách tốt hơn. Làm theo kế hoạch sẽ giảm thiểu những sai sót, bất cập trong quá trình hoạt động. Doanh nghiệp cần chia nhỏ kế hoạch cho từng nhiệm vụ. Đảm bảo kết quả hoàn hảo nhất cho công việc.
Bước 6: Xây dựng kế hoạch theo dõi và quản lý quá trình thực hiện.
Doanh nghiệp cần sắp xếp kế hoạch theo dõi hoạt động,… để biết rõ những ưu, nhược điểm trong công việc. Qua đó kịp thời chỉnh sửa, bổ sung và rút ra bài học cần thiết. Sau đây là những tiêu chí doanh nghiệp cần quan tâm:
- Tiến độ thực hiện công việc.
- Hiệu quả đạt được bao nhiêu phần trăm
- Phản hồi của khách hàng
Các chiến lược marketing cơ bản
Để hiểu hơn về chiến lược marketing mời bạn tham khảo một số chiến lược cơ bản sau đây:
Chiến lược phân khúc
Dựa vào việc tìm hiểu các phân khúc thị trường có ba loại chiến lược như sau:
- Đại trà
- Tập trung
- Khác biệt hóa
Chiến lược sản phẩm
Chiến lược marketing sản phẩm hay còn gọi là chiến lược 4P. Marketing 4P bao gồm:
- Product (sản phẩm)
- Price (giá cả)
- Place (phân phối)
- Promotion (xúc tiến)
Bốn yếu tố trên có ảnh hưởng sâu sắc đến sự thành công của doanh nghiệp. Có thể nói là chúng quyết định đến sự tiếp nhận của khách hàng mục tiêu.
Chiếc lược định vị thương hiệu
Đây là chiến lược cơ bản mà hầu hết các doanh nghiệp đều phải thực hiện. Chiến lược định vị bao gồm các giá trị:
- Lợi ích của sản phẩm, dịch vụ.
- Chất lượng và giá cả của sản phẩm, dịch vụ.
- Thuộc tính đặc trưng.
- Ứng dụng riêng biệt.
- Vị trí của sản phẩm, dịch vụ trên lĩnh vực nào đó.
- Đối thủ cạnh tranh
Trên đây là những chiến lược cơ bản dễ thấy nhất ở các công ty. Các chiến lược chính là nền tảng dẫn đến sự thành bại của hoạt động kinh doanh. Vì thế bạn cần tìm hiểu và quan tâm để có thể mang lại một kết quả tốt nhất.
![]() |
Định vị thương hiệu là một trong những chiến lược quan trọng |
Để được hỗ trợ xây dựng và thực hiện chiến lược marketing bài bản và chuyên nghiệp, công ty nên tìm đến các đơn vị cung cấp dịch vụ marketing. Hiện nay trên thị trường, VSM là đối tác được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. VSM sẽ hỗ trợ công ty sát sao trong từng chặn đường marketing, xây dựng, phát triển thương hiệu. Để liên hệ VSM, các bạn có thể truy cập vào website https://www.vsm.vn/.