Doanh thu là gì? Có các loại nào? Công thức tính, ý nghĩa? Làm sao để đánh giá được hiệu quả kinh doanh của cửa hàng? Rất nhiều câu hỏi được đặt ra liên quan đến vấn đề doanh thu. Trong bài viết này, câu trả lời sẽ được bật mí đầy đủ và rõ ràng. Bạn đọc đang quan tâm đến vấn đề này có thể tham khảo và tìm hiểu.
Tổng quan kiến thức về doanh thu
Đầu tiên chúng ta sẽ cùng khám phá sơ lược những kiến thức cơ bản của doanh thu. Các vấn đề như khái niệm, ý nghĩa, phân loại, công thức tính,… sẽ được giải quyết.
![]() |
Doanh thu là số tiền thu được từ hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ |
Doanh thu là gì?
Doanh thu chính là toàn bộ tiền mà doanh nghiệp thu được trong quá trình hoạt động. Trong tiếng anh, khái niệm này được gọi là “revenue”. Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có nguồn thu khác nhau như từ việc cung cấp dịch vụ, bán hàng hóa hoặc hoạt động tài chính,…
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu là một yếu tố trọng yếu dùng để đo lường được mức độ hiệu quả. Đây cũng là con số cần có trong mỗi bản báo cáo tài chính định kỳ.
Phân biệt doanh thu thuần và doanh thu ròng
Doanh thu (DT) được chia ra thành hai khái niệm nhỏ là doanh thu thuần và doanh thu ròng. Chúng được phân biệt như sau:
- DT ròng: Là lợi nhuận sau khi đã trừ chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí thuế, phí khấu hao, bảo trì,…
- DT thuần: Là lợi nhuận thực tế của doanh nghiệp sau khi trừ đi những chi phí liên quan đến hoạt động bán hàng và thuế gián thu.
Công thức tính doanh thu
Để các bạn dễ hình dung hơn, chúng ta cùng xem công thức tính của từng loại doanh thu được đề cập ở trên:
- Tổng DT = Số lượng đơn bán/dịch vụ * Giá sản phẩm/ dịch vụ
- DT ròng = Tổng DT – Tất cả chi phí sản xuất, kinh doanh và thuế
- DT thuần = Tổng DT – (Chiết khấu + Giảm giá + Hàng bị trả lại + Thuế gián thu)
Các loại doanh thu phổ biến
Tùy vào mỗi loại hình doanh nghiệp mà doanh thu cũng được thu về từ nhiều nguồn khác nhau. Dưới đây là một số loại doanh thu thường thấy:
- DT từ bán sản phẩm
- DT từ cung cấp dịch vụ
- DT nội bộ
- DT từ việc cho thuê tài sản
- DT từ tiền lãi ngân hàng, cho vay, đầu tư trái phiếu,…
- DT từ chênh lệch bán ngoại tệ, chuyển nhượng,…
- DT bất thường (khoản thu không thường xuyên)
![]() |
Có nhiều nguồn doanh thu tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp |
Doanh thu có ý nghĩa gì?
Doanh thu có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự tồn tại của doanh nghiệp. Cụ thể là:
- DT giúp chi trả các chi phí liên quan trong quá trình hoạt động kinh doanh như là chi phí thuê mặt bằng, nộp phí, lệ phí, thuế,…
- DT dùng làm vốn xoay vòng để thúc đẩy quá trình tái hoạt động
- DT dùng làm vốn dự trữ, tránh phải phụ thuộc quá nhiều vào ngân hàng
- DT giúp phát triển hoạt động kinh doanh và mở rộng quy mô, phát triển doanh nghiệp
- DT quyết định sự tồn tại của mỗi doanh nghiệp
![]() |
Doanh thu có vai trò sống còn cho sự tồn tại của doanh nghiệp |
Cách đánh giá hiệu quả kinh doanh của cửa hàng
Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về hiệu quả kinh doanh của cửa hàng. Tầm quan trọng của doanh thu trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh là như thế nào? Những yếu tố nào cần có để đánh giá hiệu quả kinh doanh? Tất tần tật mọi vấn đề sẽ được giải quyết trong phần bên dưới.
Hiệu quả kinh doanh là gì?
Hiệu quả kinh doanh được định nghĩa là lợi ích về kinh tế, xã hội, chính trị,…mà cá nhân hoặc tổ chức đạt được trong quá trình hoạt động. Với cửa hàng thì hiệu quả kinh doanh có thể được hiểu đơn giản hơn như là doanh thu tốt, lợi nhuận đạt chuẩn Tỷ lệ khách hàng mới gia tăng, khách hàng quay lại nhiều, danh tiếng cửa hàng ổn,…
Mỗi doanh nghiệp sẽ có một mục tiêu khác nhau, từ đó tiêu chí đánh giá hiệu quả cũng không giống nhau. Tuy nhiên, đa số doanh nghiệp đều sẽ dựa vào chỉ tiêu cơ bản như sau:
- Đo lường hiệu quả sản xuất, kinh doanh: Doanh thu, lợi nhuận, mức sinh lời,…
- Đo lường hiệu quả tài chính: Lợi nhuận ròng, tổng tài sản, tỷ số sinh lời,…
- Đo lường hiệu quả kinh tế xã hội: Tạo việc làm, thu nhập người lao động, ngân sách nhà nước,…
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bao hàm nhiều yếu tố chứ không chỉ tính riêng doanh thu. Tuy nhiên, doanh thu là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu.
![]() |
Đo lường hiệu quả kinh doanh là rất cần thiết |
Cách đánh giá hiệu quả kinh doanh của cửa hàng
Vậy thì đối với một cửa hàng kinh doanh, chúng ta sẽ đánh giá hiệu quả kinh doanh cụ thể như thế nào? Dưới đây là các cách mà các bạn có thể tham khảo:
Xem báo cáo tài chính
Không phải cửa hàng nào cũng sẽ có báo cáo tài chính. Những cửa hàng nhỏ lẻ sẽ không làm bảng số liệu này. Tuy nhiên, mục đích của việc xem báo cáo tài chính là xem dòng tiền hoạt động như thế nào. Đối với cửa hàng không có báo cáo tài chính thì chúng ta có thể thay thế bằng các số liệu khác.
Chẳng hạn như bảng báo cáo kết quả kinh doanh đo lường được khả năng sinh lời thông qua lợi nhuận hoặc khoản lỗ của cửa hàng. Bảng cân đối kế toán thể hiện được sức khỏe tài chính của cửa hàng. Nó có thể đo lường tương quan giữa khoảng tiền sở hữu và tiền nợ. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ thể hiện mức tiền mặt thanh khoản.
![]() |
Cân đối kế toán giúp xác định tiền có và tiền nợ của doanh nghiệp |
Nhìn chung, muốn đo lường hiệu quả kinh doanh thì trước hết phải kiểm tra dòng tiền. Xem bảng báo cáo tài chính hoặc các số liệu thay thế như cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển,…là cách để đánh giá hiệu quả kinh doanh tốt nhất.
Khách hàng có hài lòng không?
Tiếp theo, đo lường mức độ hài lòng của khách hàng là một bước không thể bỏ qua. Sự hài lòng của khách hàng được xem là yếu tố then chốt trong vấn đề tồn tại và phát triển của cửa hàng. Nếu khách hài lòng, họ sẽ quay lại vào lần sau, họ sẽ giới thiệu và lan tỏa rộng rãi.
Khách không hài lòng thì họ sẽ bỏ chúng ta và đến với đối thủ cạnh tranh. Nghiêm trọng hơn là các hành động “bóc phốt”, review rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Vậy làm thế nào để đo lường sự hài lòng của khách hàng? Có khá nhiều cách, dưới đây là những cách hiệu quả và phổ biến:
- Làm bảng khảo sát cho tất cả những khách hàng đã mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ
- Xin feedback trực tiếp, chăm sóc từng khách hàng bằng cách gọi điện, nhắn tin riêng
- Xem review, bình luận, nhận xét ở các kênh thông tin, fanpage
- Tiếp nhận ý kiến, phàn nàn của khách gửi đến kênh chăm sóc khách hàng
Chỉ khi làm cho tỷ lệ khách hàng tăng lên gần như tuyệt đối thì doanh thu của cửa hàng mới ổn định. Hiệu quả kinh doanh cũng sẽ dần khởi sắc, phát triển bền vững.
![]() |
Sự hài lòng của khách hàng rất quan trọng |
Khách hàng mới nhiều không?
Tiếp theo, một cửa hàng có doanh thu tốt nhưng tỷ lệ khách hàng mới quá ít cũng là điều đáng báo động. Khách hàng mới phản ánh sản phẩm, dịch vụ bạn cung cấp có lan tỏa, có sức hút không. Để tăng lượng khách hàng mới thì bạn có thể chạy các chiến lược marketing.
Chiến lược đóng vai trò khoanh vùng, hướng cửa hàng tìm được đối tượng khách tiềm năng. Từ đó, cửa hàng sẽ có những hành động cụ thể nhằm thu hút khách đến với sản phẩm của mình.
Đồng thời, cửa hàng cũng nên có một cơ sở dữ liệu khách hàng, thông tin cá nhân. Đây là cách dễ dàng nhất để đo lường tỷ lệ khách hàng mới, khách hàng gắn bó lâu dài.
Đánh giá hiệu suất nhân viên
Nhân viên cũng là một yếu tố hết sức cần thiết, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu cửa hàng. Đo lường hiệu quả kinh doanh cũng cần phải quan tâm đến nhân viên.
Cụ thể là đánh giá xem nhân viên đang làm việc như thế nào? Có hiệu quả không? Doanh thu mà nhân viên mang lại có đạt chuẩn không? Thu nhập dành cho nhân viên đã ổn chưa?
Từ các khía cạnh đó thì cửa hàng có thể đưa ra những bộ KPI chuẩn dành cho nhân viên. Nhân viên sẽ dựa vào KPI để mang lại doanh thu, giá trị cho cửa hàng. Hơn nữa, bạn cũng cần xem xét đến tỷ lệ nghỉ việc là thời gian gắn bó trung bình của nhân viên.
Lý do nghỉ việc là gì, xuất phát từ phía khách quan hay cửa hàng,…Một doanh nghiệp tốt cần đáp ứng được nhu cầu cơ bản của người lao động. Bền vững và ổn định bên trong thì mới có khả năng phát triển và xây dựng, phát triển quy mô bên ngoài.
Cập nhật tình hình thị trường
Tình hình kinh doanh, doanh thu đạt được của cửa hàng cũng phụ thuộc nhiều vào tình hình thị trường xã hội. Trong trường hợp cầu giảm, đối thủ cạnh tranh cũng hoạt động không tốt.
Cửa hàng bạn không đạt doanh thu cũng không phải là điều khó lý giải. Chẳng hạn như thời kỳ dịch bệnh, hầu hết người tiêu dùng đều giản cách và thắt chặt chi tiết.
Lúc này hiệu quả kinh doanh của cửa hàng giảm là do yếu tố bên ngoài. Chúng không phải xuất phát từ nội tại doanh nghiệp. Khi đó, bạn muốn tăng doanh thu thì cần theo dõi tình hình thị trường, đưa ra những chiến lược tức thời và hợp lý.
![]() |
Doanh thu đi xuống có thể là do tình hình chung của thị trường |
Đánh giá kỳ vọng của bản thân
Cuối cùng, để đánh giá hiệu quả kinh doanh thì chủ cửa hàng cũng cần phải so sánh với kỳ vọng ban đầu. Khi bắt đầu cho một quý hoặc năm kinh doanh mới, hầu hết chủ doanh nghiệp đều sẽ lập ra bảng kế hoạch chi tiết kèm theo những ước lượng về doanh thu, lợi nhuận.
Kết thúc mỗi kỳ kinh doanh thì bạn nên so sánh kết quả đạt được thực tế với kỳ vọng. Sự chênh lệch của nó có thể phản ánh được hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, kỳ vọng mà bạn đặt ra cần phải phù hợp với tình hình kinh tế xã hội hiện tại.
Nếu kỳ vọng quá cao thì việc không đạt được mục tiêu là điều dễ hiểu. Khi đó thì bạn cũng không thể xác định được hiệu quả kinh doanh của cửa hàng là như thế nào.
Nói tóm lại, doanh thu là một chỉ số quan trọng khi kinh doanh. Nó kết hợp với các yếu tố khác sẽ biểu thị ra hiệu quả kinh doanh của tổ chức. Vì vậy, trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp cần đưa ra những chiến lược toàn diện. Chiến lược có vai trò phát triển doanh nghiệp toàn diện, bền vững và lâu dài. Nếu các bạn cần hỗ trợ để lên chiến lược marketing toàn diện thì có thể tìm đến VSM. Một công ty digital marketing chuyên nghiệp và uy tín hàng đầu Việt Nam. Địa chỉ website của VSM là https://www.vsm.vn/.