Website cũng chính là bộ mặt của công ty trên internet. Tính năng, diện mạo của nó càng chuyên nghiệp, hiện đại và thông minh thì người đọc càng ấn tượng và đánh giá cao. Sau khi được thiết kế, lập trình, web cần được quản lý, phát triển và đặc biệt là tiếp tục nâng cấp định kỳ. Tuy nhiên, đa số doanh nghiệp hiện nay lại xem nhẹ hoặc rất ngại nâng cấp web. Trong khi đó, 1 số khác lại đầu tư và cải thiện không đúng hướng. Vậy, làm sao để hoàn thiện website thật hiệu quả? Hãy theo dõi nội dung sau đây. 

Nâng cấp web: Bạn đã đi đủ và đúng hướng hay chưa?
Nâng cấp web: Bạn đã đi đủ và đúng hướng hay chưa?

Nâng cấp web là gì?

Trước khi quyết định có nâng cấp web hay không bạn cần hiểu nó là công việc gì. Nâng cấp web là việc sửa chữa, khắc phục và cập nhật những thiếu sót, hạn chế về giao diện, tính năng và hoạt động của website. Tùy theo tình trạng và nhu cầu thực tế mà việc nâng cấp có thể diễn ra trong giao diện cũng như tính năng.

Website cũng cần nâng cấp, sửa chữa và cải thiện tính năng
Website cũng cần nâng cấp, sửa chữa và cải thiện tính năng

Sau khi nâng cấp giao diện hợp lý, hình ảnh, màu sắc, bố cục thiết kế của website có thể trở nên đẹp mắt, thân thiện hơn. Với nâng cấp hệ thống, nâng cấp tính năng, website có thể hoạt động nhanh hơn, hiệu quả và chính xác hơn. Cùng với đó là sự xuất hiện của các tính năng mới nhằm nâng cao trải nghiệm của người truy cập.

Đặc biệt, nếu muốn website có được thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm như Google việc nâng cấp nhằm tạo ra 1 website chuẩn SEO, tương thích với nhiều trình duyệt về thiết bị di động.

Nâng cấp hay xây dựng website mới hoàn toàn?

Như vậy, nâng cấp có thể khiến website “biến hình”. Cập nhật càng nhiều, tính năng càng chuyên sâu thì chi phí càng cao. Lúc này, doanh nghiệp sẽ đứng trước việc lựa chọn nâng cấp hay xây dựng website mới.

Tuỳ điều kiện và mục tiêu cụ thể để quyết định nên nâng cấp thế nào
Tuỳ điều kiện và mục tiêu cụ thể để quyết định nên nâng cấp thế nào

Nếu nâng cấp thì địa chỉ tên miền và kết cấu chung của web được giữ lại ít nhiều. Bạn không cần giới thiệu web với những khách hàng cũ. Không những thế, tùy trường hợp mà Google sẽ giữ lại đánh giá thứ hạng của web. Nhờ thế mà việc SEO sau đó trở nên tiết kiệm, đơn giản và hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, nâng cấp chỉ thực sự hiệu quả nếu website của bạn đã – đang hoạt động khá ổn. Điều đó có nghĩa là nếu web được lập trình cách đây nhiều năm, thiết kế, kết cấu thông tin không khoa học nhưng rất khó để cải thiện thì nâng cấp vừa khó, vừa tốn thời gian và chi phí. Trong 1 số trường hợp, làm lại web trở thành phương án tối ưu hơn.

Nâng cấp hay xây dựng web mới cần được đánh giá và quyết định dựa trên điều kiện cụ thể. Trong phần tiếp theo, VSM sẽ đề cập đến 1 số trường hợp nên nâng cấp web.

Một số trường hợp nên nâng cấp website

Bạn đang quản lí web? Website này hoạt động bình thường trong 1 – 3 năm vừa qua. Vậy, có nên có nên cải tiến nó hay không? Nếu rơi vào 1 trong những trường hợp sau đây thì vẫn nên nâng cấp web.

Website hoạt động không hiệu quả

Dù hoạt động bình thường, không phát sinh lỗi nghiêm trọng nhưng nếu web hoạt động không hiệu quả thì việc nâng cấp là cần thiết. Vậy, thế nào là 1 website hoạt động không hiệu quả và cần nâng cấp? Có nhiều cách đánh giá. Đơn giản nhất là thông qua cảm nhận và đánh giá trực quan.

Nếu web hoạt động kém hiệu quả thì đây là công việc không thể không thực hiện
Nếu web hoạt động kém hiệu quả thì đây là công việc không thể không thực hiện

Đặc biệt, đừng bỏ qua số liệu hiển trên các công cụ thống kê quản trị web. Cụ thể, nếu lượng truy cập giảm, thời gian lưu trang ngắn, website tụt thứ hạng, website bị khách hàng đánh giá không tốt, … thì bạn cần nắm được tình hình và cải thiện trong thời gian càng sớm càng tốt.

Website thiết kế thiếu tính logic

Website – nhất là các web bán hàng cũng như 1 siêu thị với các quầy hàng, khu vực chức năng, dịch vụ. Nếu khu vực này được sắp xếp hợp lý, thông minh thì khách hàng sẽ cảm thấy hưng phấn, tin tưởng. Họ sẽ muốn xem nhiều hơn, chi tiết hơn và quyết định đặt hàng sau đó. Ngược lại, website lộn xộn, khó hiểu thì khách hàng sẽ cảm thấy cực kỳ khó chịu, không còn hứng thú tìm hiểu và nhanh chóng thoát ra.

Đừng để website thiếu logic ảnh hưởng tới hình ảnh của công ty cũng như kéo tụt doanh số bán hàng. Hãy nâng cấp web để nâng cao trải nghiệm tham quan và mua sắm online của khách hàng. Nếu làm tốt, chắc chắn kết quả sau đó sẽ không làm bạn thất vọng.

Website chưa được SEO hoặc chưa chuẩn SEO

Bạn muốn website của mình đứng đầu trong kết quả tìm kiếm trên các công cụ như: Google, Yahoo hay Cốc cố? SEO chính là việc không thể bỏ qua. Web tin tức hay web bán hàng đều cần SEO và tối ưu SEO. Nâng cấp để website có cấu trúc chuẩn SEO chính là công việc đầu tiên và cơ bản nhất để ghi điểm đối với cỗ máy tìm kiếm.

Không chỉ nâng cấp web, để SEO lên TOP 1, nhiều công ty cần cả chiến lược lâu dài và bền bỉ. Chính vì thế, nếu website của bạn chưa được SEO hoặc chưa được tối ưu chuẩn SEO thì hãy bắt tay vào thực hiện ngay hôm nay.

Website bị cạnh tranh khốc liệt

Đừng nghĩ rằng bạn không làm thì đối thủ sẽ không làm. Riêng với nâng cấp website, có thể bạn chưa nhận ra nhưng vô số đối thủ có sản phẩm và website tương tự đang hàng ngày đầu tư tiền của, công sức để nâng cấp, hoàn thiện web.

Nếu không cập nhật thì đối thủ sẽ làm và bỏ xa bạn
Nếu không cập nhật thì đối thủ sẽ làm và bỏ xa bạn

Có thể bạn từng được coi là doanh nghiệp đi tiên phong trong việc xây dựng và phát triển web. Tuy nhiên, những công ty, doanh nghiệp khác luôn muốn nâng cao doanh thu, chiếm lĩnh thị trường và vị trí đó của bạn. Ví dụ tiêu biểu nhất ở đây chính là vị trí TOP 1 SEO Google của bạn chẳng hạn. Đối thủ của bạn, họ cũng sẽ đầu tư, nâng cấp web để giao diện, tính năng và kết cấu web cho chuẩn SEO nhất.

Cạnh tranh là quy luật của thị trường và bạn không thể chống lại nó. Nếu không biết cách tiếp cho mình sức mạnh, khắc phục điểm yếu thì chắc sẽ có ngày bạn buộc phải nhận lấy thất bại dù muốn hay không.

Website có công nghệ lạc hậu

Bạn biết không: Chu kỳ công nghệ của một website thường chỉ kéo dài trên dưới 3 năm. Sau thời gian này, hệ thống web đã được coi là lỗi thời, hoạt động chậm và kém hiệu quả hơn so với chính nó cũng các web mới xuất hiện.

Bạn muốn website của mình hiện đại, hoạt động nhanh chóng, an toàn và hiệu quả? Hãy cập nhật web để nâng cao tính năng, bắt kịp xu thế. Đừng nghĩ rằng công việc này quá “đao to búa lớn”. Đơn giản nhất là cập nhật giao diện quản trị lên phiên bản mới nhất trong hiện tại. Tất nhiên, cùng với việc cập nhật tính năng, bạn cũng cần điều chỉnh kết cấu, nội dung của web sao cho hợp lý.

Ngoài ra, nếu muốn thay đổi quy trình mua bán, thêm tính năng mới trên website thì việc nâng cấp web là việc cần thực hiện. Nâng cấp là cách duy nhất để lấp đầy, bắt kịp khoảng cách công nghệ, nâng cao vị trí của website cũng như doanh nghiệp trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay.

Kế hoạch nâng cấp website

Tùy theo mục đích kế hoạch nâng cấp web cần được xây dựng và triển khai hợp lý. Bạn có thể tiến hành đánh giá và nâng cấp hệ thống định kỳ theo quý, theo tháng hoặc năm. Tất nhiên, trường hợp phát hiện lỗi thì cần nâng cấp, cập nhật càng sớm càng tốt. Riêng với việc tối ưu chuẩn SEO thì việc cập nhật cần được thực hiện theo chiến lược và kế hoạch SEO đã đặt ra.

Trước khi nâng cấp, hãy lên kế hoạch cụ thể
Trước khi nâng cấp, hãy lên kế hoạch cụ thể

Bắt tay vào thực hiện

Để nâng cấp web, bạn cần có kiến thức về lập trình, kiến thức SEO cũng như khả năng đánh giá, phân tích hiệu quả của website. Như vậy, đội ngũ lập trình, xây dựng web chính là người có thể đảm nhận việc nâng cấp cho website.

Nếu web có kết cấu đơn giản, yêu cầu nâng cấp cơ bản thì việc thực hiện diễn ra trong thời gian ngắn. Trong khi đó, nếu nâng cấp tổng thể 1 hệ thống lớn thì thời gian, nhân lực cũng như chi phí bỏ ra sẽ cao hơn.

Có thể tìm đến những cá nhân, công ty chuyên về marketing, thiết kế, lập trình website để nhận tư vấn
Có thể tìm đến những cá nhân, công ty chuyên về marketing, thiết kế, lập trình website để nhận tư vấn

Nếu đội ngũ nhân sự của công ty không phải là những chuyên gia trong lập trình hay cập nhật hệ thống, tốt nhất hãy tìm đến các công ty marketing online, lập trình web để thực hiện công việc này. Có như vậy, bạn mới có thể hạn chế tối đa những vấn đề phát sinh trước, trong và sau quá trình nâng cấp.

Một số yêu cầu sau nâng cấp website

Sau khi nâng cấp thành công, đừng quên đánh giá nghiệm thu công việc. Có nhiều tiêu chí được dùng để xem xét kết quả cuối cùng. Trong đó, 1 số công việc cần hoàn thiện và kiểm tra là:

Kiểm tra khả năng hoạt động của website: Có thực hiện được tính năng mới, có phát hiện lỗi hay vấn đề mới nghiêm trọng hay không? …

Nếu nâng cấp giao diện thì giao diện mới có thể hiện được ý tưởng, mục tiêu nâng cấp ban đầu? Bố cục web có hài hoà, thân thiện, rõ ràng hơn trước hay không? Đặc biệt, giao diện có giúp nhận biết và xây dựng thương hiệu hay không?

Nếu nâng cấp website phiên bản mobile thì khả năng tương thích đối với các thiết bị ra sao? Website có hiển thị đẹp, hợp lý, hoạt động trơn tru trên các thiết bị di động thông dụng?

Sau nâng cấp, hãy chắc chắn rằng website đã hoạt động hiệu quả, đúng như mục tiêu đặt ra
Sau nâng cấp, hãy chắc chắn rằng website đã hoạt động hiệu quả, đúng như mục tiêu đặt ra

Nếu nâng cấp thêm ngôn ngữ cho website thì font chữ, nội dung và quá trình chuyển hoá nội dung đã hoàn tất 100% hay chưa? Khách hàng sử dụng web đa ngôn ngữ có cảm thấy thuận tiện, thoải mái hay không?

Nếu tối ưu website chuẩn SEO thì kết cấu, các thẻ và nội dung bài viết của web được cải thiện thế nào?

Ngoài ra, còn rất nhiều yếu tố khác cần lưu ý và xem xét thực tế sau khi nâng cấp web. Chính bạn – người chịu trách nhiệm với website cần có đủ kiến thức, hiểu biết và sáng suốt để việc nâng cấp thật sự đáng công, đáng sức.

Một số chia sẻ liên quan đến việc nâng cấp web trên đây hi vọng có thể giúp bạn hiểu hơn về mục đích, quá trình và tầm quan trọng của công việc này. Nâng cấp web cũng như cải tiến sản phẩm, dịch vụ, nâng cao hình ảnh, vị thế của thương hiệu trước mỗi khách hàng. Chính vì thế mà bạn chớ nên xem nhẹ hoặc bỏ qua công việc này. Nếu cảm thấy website hoạt động chưa tốt, hãy giúp nó tốt hơn. Nếu website đã hoạt động tốt rồi, hãy tìm hiểu và giúp nó tốt hơn nữa. Chỉ cần như vậy là bạn có thể giữ chân và chinh phục được số lượng lớn khách hàng.