Swot là gì mà lại được nhiều doanh nghiệp áp dụng khi xây dựng chiến lược kinh doanh đến vậy? Phân tích hiệu quả ma trận swot sẽ mang lại những lợi ích gì? Làm thế nào để doanh nghiệp có thể đánh giá ma trận swot hiệu quả nhất? Những thông tin được chia sẻ trong bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến swot trong marketing. Bạn hãy dành chút thời gian theo dõi để hiểu rõ ràng hơn về nó để kinh doanh tốt hơn.
![]() |
Mô hình swot là gì? Nó đóng vai trò gì trong xây dựng chiến lược kinh doanh? |
Tìm hiểu những thông tin về swot là gì
Swot là gì là thuật ngữ đã quá quen thuộc đối với dân marketing và kinh doanh. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về nó khi chưa tìm hiểu rõ ràng. Vậy swot là gì mà lại được đánh giá cao về tầm quan trọng đối với một doanh nghiệp?
Thực tế, swot chỉ là viết tắt của 4 chữ cái trong tiếng Anh, gồm Strengths, Weaknesses, Opportunities và cuối cùng là Threats. Đây là mô hình được dùng để phân tích kinh doanh hiệu quả dành cho các doanh nghiệp.
Theo đó doanh nghiệp sẽ dựa trên mô hình này để phân tích những điểm mạnh, điểm yếu và những yếu tố tác động bên ngoài. Từ đó tìm kiếm ra những hướng đi đúng đắn, vững chắc cho doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai.
Khi áp dụng mô hình này, doanh nghiệp sẽ đáp ứng được những yêu cầu về kinh doanh trong nước và quốc tế, đưa doanh nghiệp phát triển hiệu quả, mở rộng kinh doanh nhanh chóng.
Bởi lẽ, việc đánh giá khách quan trong từng dự án sẽ giúp doanh nghiệp có được cái nhìn sâu sắc hơn. Từ đó đưa ra những hoạch định và phương pháp phát triển vô cùng hiệu quả.
Lợi ích của mô hình swot là gì đối với doanh nghiệp?
Không phải ngẫu nhiên mà mô hình swot lại được nhiều doanh nghiệp lựa chọn và áp dụng trong xây dựng chiến lược kinh doanh. Thực tế, mô hình swot có rất nhiều ưu điểm vượt trội như:
- Hoàn toàn miễn phí khi sử dụng: Chi phí là một trong những yếu tố được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ hoặc đang muốn cải thiện kinh doanh.
- Đưa ra những kết quả quan trọng nhất cho việc xây dựng một chiến lược kinh doanh: Mô hình swot giúp doanh nghiệp nhận ra những điểm mạnh điểm yếu, nhận diện được những cơ hội và thách thức đang xảy ra. Từ đó đưa ra những chiến lược phát triển doanh nghiệp hiệu quả.
![]() |
Những lý do doanh nghiệp nên áp dụng mô hình swot là gì |
- Rất dễ thực hiện: Bất cứ ai kinh doanh đều có thể phân tích các dự án, đưa ra chiến lược hiệu quả dựa trên mô hình này. Vì thế nó hoàn toàn miễn phí khi không cần đến sự tư vấn, tham gia của các chuyên gia.
- Giúp doanh nghiệp hình thành các ý tưởng mới an toàn và phát triển hiệu quả: Thông qua tất cả những vấn đề đã được phân tích kỹ trong mô hình swot. Doanh nghiệp sẽ nhận thức được những lợi thế mà doanh nghiệp đang có cũng như những bất lợi tiềm ẩn có thể xảy ra. Do đó hình thành những kế hoạch phát triển mới toàn diện hơn.
- Giúp doanh nghiệp có thể tạo dựng được thương hiệu, uy tín trên thị trường hiệu quả nhờ nhận định được điểm mạnh và phát triển nó.
- Thông qua mô hình swot, lãnh đạo của doanh nghiệp sẽ ý thức được những nguy cơ tiềm ẩn phải đối mặt. Chính vì thế, họ sẽ xây dựng kế hoạch xử lý những rủi ro này, hạn chế thiệt hại về kinh tế.
Những đối tượng phù hợp với mô hình swot là gì?
Bạn phân vân không biết liệu doanh nghiệp của mình có phù hợp với mô hình swot hay không? Bạn không biết kết quả khi thực hiện phân tích kinh tế theo mô hình swot là gì?
Thực tế, mọi đối tượng kinh doanh nói chung và marketing nói riêng đều cần thực hiện phân tích swot. Bởi nó chính là chìa khóa quan trọng để bạn biết được doanh nghiệp mình có những điểm mạnh nào, điểm nào cần khắc phục. Sau đó điều chỉnh phương hướng phát triển sao cho toàn diện nhất.
Có một sự thật là, trong mỗi doanh nghiệp đều tồn tại 2 yếu tố nội tại gồm điểm mạnh và điểm yếu. Nó gắn liền với mọi hoạt động, sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang thực hiện triển khai.
Bên cạnh đó, 2 yếu tố từ bên ngoài là cơ hội và thách thức cũng không ngừng tác động tới doanh nghiệp. Nếu không nắm bắt cơ hội, doanh nghiệp sẽ rất khó tạo được tiền đề bứt phá trong xây dựng thương hiệu và kinh doanh.
![]() |
Những thành tố tạo nên mô hình swot là gì? |
Quan trọng hơn là, nếu không tận dụng cơ hội hiệu quả thì nó sẽ trở thành thách thức cho doanh nghiệp trong tương lai. Vì thế, bất cứ đối tượng nào đều nên thực hiện phân tích swot để tạo nên những bước đi vững chắc nhất cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Cách để phân tích và xây dựng hiệu quả mô hình swot là gì?
Như đã nói trên, mô hình swot được hình thành bởi 4 yếu tố gồm điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Khi phân tích hoàn tất 4 thành tố này, bạn sẽ nhận ra được doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược phát triển như thế nào tốt nhất.
Strengths – Thành tố điểm mạnh trong mô hình swot là gì
Strengths là điểm mạnh riêng của mỗi doanh nghiệp, điểm mạnh của sản phẩm hay dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp,… Đây là thành tố đầu tiên mà doanh nghiệp cần phân tích. Vì nó sẽ giúp bạn hiểu rõ về doanh nghiệp của mình và những điểm mạnh của chính mình.
Đó là những điểm riêng tạo nên thương hiệu riêng cho bạn, điều mà những doanh nghiệp khác chưa làm được. Nếu biết tận dụng triệt để những điểm mạnh này, bạn sẽ tạo nên được khả năng cạnh tranh cao. Đồng thời tạo sự khác biệt hoàn toàn với những đối thủ của mình.
Hãy tìm ra những điểm mạnh của mình dựa trên những khía cạnh sau:
- Doanh nghiệp của bạn đã làm được điều gì tốt hơn so với doanh nghiệp khác cùng ngành?
- Nguồn lực mà doanh nghiệp bạn đang sở hữu là gì? (bao gồm cả vật chất, con người và chuyên môn, kinh nghiệm).
- Khách hàng yêu thích và đánh giá cao về những điểm gì trong sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn?
- Giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ của bạn có điểm gì mạnh so với đối thủ cùng ngành?
- Quy trình sản xuất và đặc trưng ứng xử của nhân viên doanh nghiệp có gì khác biệt so với doanh nghiệp khác?
* Lưu ý: Hãy đánh giá thực tế nhất về điểm mạnh của doanh nghiệp, không cần khiêm tốn cũng không nên đánh giá quá cao. Luôn đánh giá khách quan so với đối thủ cùng ngành và cân nhắc điểm mạnh toàn diện trên khía cạnh khách hàng và người trong cuộc. Sự chuyên nghiệp của bạn trong việc đánh giá điểm mạnh hiện có của doanh nghiệp sẽ giúp bạn tăng khả năng cạnh tranh hiệu quả.
![]() |
Có nên áp dụng mô hình swot vào xây dựng chiến lược kinh doanh không? |
Weaknesses – Điểm yếu trong mô hình swot là gì?
Hoàn toàn trái ngược với điểm mạnh, đây là lúc bạn cần nhận diện những điểm mà doanh nghiệp bạn thực hiện chưa tốt hoặc không tốt so với đối thủ. Nhìn nhận chính xác được điểm yếu thì việc khắc phục sẽ giúp doanh nghiệp của bạn có khả năng cạnh tranh tốt hơn.
Nếu bạn còn đang cảm thấy khó khăn trong việc tìm ra những thiếu sót của mình, hãy dựa theo những vấn đề được gợi ý sau đây:
- Khách hàng đang đánh giá những điều gì tiêu cực về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn?
- Những vấn đề mà khách hàng thường xuyên khiếu nại khi sử dụng sản phẩm, trải nghiệm dịch vụ của bạn là gì?
- Điều gì đã khiến cho giao dịch của bạn với khách hàng thực hiện không thành công sau khi đã tư vấn cho khách?
- Bạn đang né tránh những điều gì trong kinh doanh?
- Những trở ngại trong quá trình bán hàng của doanh nghiệp là gì? Điểm gì đối thủ có mà doanh nghiệp bạn chưa làm được?
- Quy trình làm việc, trang thiết bị phục vụ cho việc sản xuất, cung cấp dịch vụ có thật sự tốt nhất?
* Lưu ý: Hãy luôn nhớ rằng, điểm yếu là điều luôn tồn tại trong mỗi doanh nghiệp, cá nhân. Chúng sẽ cản trở sự phát triển cũng như gián đoạn quá trình hướng đến thành công của của doanh nghiệp. Chỉ khi nhìn nhận đúng đắn về yếu điểm của bản thân, thẳng thắn đối diện và khắc phục những điều đó thì bạn mới tìm ra được hướng đi cho sự bứt phá.
![]() |
Vai trò trong kinh doanh của mô hình swot là gì? |
Oppotunities – Cơ hội trong mô hình swot là gì?
Tìm ra điểm mạnh và phát huy nó là chưa đủ để một doanh nghiệp có thể thành công. Bạn còn cần nhận diện và nhanh chóng nắm bắt cơ hội thì mới có thể nhanh chóng thành công.
Cơ hội là những tác động thuận lợi đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Nó có thể tồn tại dưới nhiều khía cạnh khác nhau như:
- Nhu cầu của thị trường về mặt hàng, dịch vụ do doanh nghiệp bạn cung cấp tăng nhanh chóng.
- Xuất hiện những xu hướng công nghệ mới làm thay đổi thị trường.
- Toàn cầu xuất hiện những xu hướng dịch chuyển nào đó tác động đến kinh doanh của bạn.
- Những thay đổi về chính sách của chính phủ có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến lĩnh vực kinh doanh của bạn.
* Lưu ý: Cơ hội của doanh nghiệp cũng sẽ là khó khăn, bất lợi với đối thủ và ngược lại. Chính vì thế, để có thể nhanh chóng phát triển, bạn cần nhanh chóng thích nghi sự thay đổi của thị trường, nắm bắt nhanh chóng những cơ hội.
![]() |
Những đối tượng nên ứng dụng mô hình swot là gì? |
Threats – Thách thức trong mô hình swot là gì?
Yếu tố cuối cùng trong mô hình swot là gì? Chính là thách thức mà mỗi doanh nghiệp phải đối mặt trên con đường hướng đến sự thành công. Việc xác định chính xác những nguy cơ doanh nghiệp dễ dàng tìm cách giải quyết.
Hãy xây dựng những kế hoạch chuẩn bị cho sự thay đổi của thị trường, giải quyết những nguy cơ có thể xảy ra. Điều này sẽ giúp bạn tránh được những rủi ro hoặc hạn chế tối đa ảnh hưởng của những thách thức này.
Để tìm ra được những thách thức mà doanh nghiệp có thể phải đối mặt trong mô hình swot là gì. Bạn có thể dựa trên những gợi ý mà chúng tôi đưa ra sau đây:
- Bạn sẽ phải đối mặt với những đối thủ cạnh tranh mới nổi nào?
- Sự thay đổi về chính sách pháp luật sẽ tác động như thế nào đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp?
- Sự phát triển của công nghệ có ảnh hưởng tiêu cực đến kinh doanh hay không?
- Xu thế thay đổi của thị trường sẽ tác động như thế nào đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp?
* Lưu ý: Thách thức có thể sẽ biến thành cơ hội nếu bạn biết tận dụng những điểm mạnh mà doanh nghiệp có và phát huy hiệu quả. Hãy nhận diện rủi ro ngay từ đầu để giải quyết thách thức, tránh làm ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp.
![]() |
Swot là gì mà lại được nhiều doanh nghiệp lựa chọn? |
Trên đây là những thông tin mà bạn cần quan tâm về swot là gì để xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp. Để được chuyên gia hỗ trợ phân tích mô hình chính xác hơn, hãy truy cập https://www.vsm.vn/.