Trong marketing, Client chắc hẳn là một từ khoá mới mà nhiều người đang thắc mắc. Vậy Client là gì? Client khác với Agency ở điểm nào? Vai trò của Client trong marketing là gì? Client thực hiện công việc gì tại công ty? Đâu là kinh nghiệm để trở thành Client chuyên nghiệp? Hãy cùng tổng hợp mọi thông tin về Client ngay trong bài viết sau đây.
Client là gì?
Client được hiểu đơn giản là một công ty cung cấp sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng hoặc công ty kinh doanh sản xuất. Nếu làm marketing cho Client thì các Marketer sẽ chịu trách nhiệm marketing cho công ty, doanh nghiệp đó.
![]() |
Cùng giải đáp Client là gì? |
Để quảng cáo hiệu quả cho công ty Client thì đòi hỏi Marketer cần có hiểu biết rõ về sản phẩm, cách thức hoạt động của công ty. Từ đó lên kế hoạch marketing cụ thể, chiến lược quảng cáo phù hợp với đặc điểm sản phẩm và tình hình của doanh nghiệp.
Đặc biệt, Marketer nghiên cứu kỹ về thị trường kinh doanh để từ đó đưa sản phẩm tiếp cận khách hàng.
Client khác với Agency ở điểm nào?
Nhiều người nhầm lẫn giữa Agency và Client, bởi hai khái niệm này khá giống nhau. Vậy sau khi tìm hiểu Client là gì? Hãy cùng điểm qua sự khác biệt giữa Client và Agency.
![]() |
Điểm khác nhau giữa Agency và Client là gì? |
Lĩnh vực hoạt động
Agency được biết đến là một công ty chuyên về lĩnh vực cung cấp dịch vụ marketing cho các doanh nghiệp. Nếu trở thành Marketer của Agency, bạn sẽ đảm nhiệm tư vấn marketing cho đa dạng loại hình kinh doanh với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.
Agency sẽ được làm việc với nhiều lĩnh vực và khách hàng khác nhau. Agency sẽ sử dụng chuyên môn của mình để tư vấn khách hàng hoặc bắt tay thực hiện marketing cho doanh nghiệp theo yêu cầu của khách.
Client chỉ tập trung hoạt động marketing cho công ty của mình.
Client có thể là khách hàng của Agency
Bởi Client có thể thuê công ty Agency triển khai chiến lược marketing cho doanh nghiệp của mình. Ngoài ra, Client sẽ là người đưa ra yêu cầu, kiểm soát dịch vụ và đưa ra các tiêu chí đánh giá chất lượng marketing.
Kết thúc dịch vụ, Client thanh toán chi phí cho bên công ty Agency như đã thỏa thuận.
Áp lực công việc
Bộ phận marketing cho Client là vị trí cực kỳ quan trọng đối với một công ty, chính vì vậy mà áp lực đi kèm cũng rất lớn. Vậy áp lực của Client là gì? Các Marketer làm cho Client luôn chịu trách nhiệm về mục tiêu và kết quả đạt được cuối cùng. Client quyết định đến khả năng bán hàng của doanh nghiệp, từ đó giúp đơn vị tăng doanh số.
![]() |
Áp lực công việc khác nhau |
Còn đối với Agency, công việc của các Marketer theo hướng mở. Họ được làm việc với đa dạng khách hàng với nhiều lĩnh vực khác nhau. Thế nhưng, đây cũng chính là áp lực vì Marketer chỉ là người tư vấn, gợi ý phương hướng quảng cáo. Khách hàng sẽ là người quyết định cuối cùng khi triển khai chiến dịch marketing.
Yêu cầu về chuyên môn
Tùy vào tính chất công việc, mà mỗi vị trí sẽ có công việc khác nhau. Làm Marketer cho Agency yêu cầu có chuyên môn nghề nghiệp cao, hiểu biết đa dạng lĩnh vực. Còn Marketer của Client chỉ cần có kiến thức về mảng mà công ty đang kinh doanh.
Đối với doanh nghiệp, vai trò của Client là gì?
Có thể nói Client có vai trò vô cùng quan trọng trong bộ máy làm việc của tất cả các doanh nghiệp. Bởi một công ty sẽ không được nhiều khách hàng biết đến nếu không có chiến dịch marketing. Lúc này, số lượng khách hàng hạn chế khiến doanh thu mỗi tháng giảm sút.
![]() |
Nhiều người chưa biết vai trò của Client là gì? |
Nếu áp dụng kế hoạch marketing phù hợp thì đương nhiên doanh nghiệp sẽ tiếp cận được đông đảo khách hàng tiềm năng. Từ đó, nâng cao tỷ lệ chuyển đổi và hướng khách lựa chọn sản phẩm của công ty.
Tuy nhiên, chiến lược marketing phù hợp thì không thể thiếu người đứng đầu quản lý, điều hướng và kiểm tra kết quả trong suốt quá trình. Bởi vậy, các Marketer cho Client luôn là vị trí đặc biệt, đòi hỏi có hiểu biết sâu rộng, khả làm năng làm việc nhóm tốt.
Những tố chất cơ bản của Client là gì?
Mỗi vị trí sẽ được phân công nhiệm vụ khác nhau, và làm việc tại Client cũng vậy. Marker làm việc cho Client cần hiểu rõ về vị trí mình đảm nhiệm, nắm rxo về tình hình hoạt động của công ty.
![]() |
Tố chất cơ bản cần có ở Client là gì? |
Ngoài ra, những kiến thức và kỹ năng về chuyên môn luôn là điều kiện cần thiết. Bạn cần trang bị cho bản thân lý thuyết vững chắc về lĩnh vực làm việc, nếu đã có kinh nghiệm làm việc thì đây chính là điểm cộng lớn. Vì các công ty luôn mong muốn tuyển nhân viên đã có kinh nghiệm.
Cụ thể, các nhân viên Client cần đảm bảo các tố chất cơ bản như sau:
- Có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực làm việc.
- Có kinh nghiệm marketing là lợi thế.
- Tư duy logic, kỹ năng giao tiếp linh hoạt.
- Khả năng quản lý, làm việc nhóm.
Tại công ty, công việc của Client là gì?
Nhìn chung, Client có thể đảm nhiệm được rất nhiều công việc trong một công ty. Vì họ không chỉ biết cách quảng cáo thương hiệu mà còn hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực kinh doanh của đơn vị. Sau đây là một số vị trí phổ biến mà các Client thường làm trong một công ty.
![]() |
Client đảm nhiệm nhiều vị trí trong công ty |
Brand Manager (Quản trị thương hiệu)
Để khẳng định thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường, người làm việc ở vị trí Brand Manager cần có khả năng nhạy bén, tư duy logic, phân tích công việc nhanh chóng.
Đặc biệt, họ cần có kinh nghiệm trên thương trường và am hiểu kỹ về công ty. Và vị trí này cần phối kết hợp với các bộ phận khác để quảng bá sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đến đối tượng khách hàng.
Media Manager (Quản trị truyền thông)
Truyền thông luôn là kênh không thể thiếu đối với các doanh nghiệp muốn đưa sản phẩm đến với nhiều khách hàng. Có thể hiểu truyền thông của công ty gồm một số kênh như kênh Google, kênh Social hay kênh truyền hình.
Nhờ có Media Manager mà hình ảnh công ty được quảng bá xa hơn đến với khách hàng.
Trade Marketing Manager (Quản lý tiếp thị kinh doanh)
Công việc của Client là gì? Ngoài đảm nhiệm các vị trí trên, Client còn chịu trách nhiệm quản lý và hướng sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Họ cần triển khai kế hoạch marketing chi tiết, từ việc lên ý tưởng đến khâu thực hiện.
Đặc biệt, quản lý tiếp thị kinh doanh và quản trị truyền thông có mối quan hệ rất thân thiết. Họ luôn hỗ trợ nhau trong công việc để đem về kết quả doanh thu cao nhất cho công ty.
Những kinh nghiệm để trở thành Client chuyên nghiệp
Trở thành một Client chuyên nghiệp, giỏi chuyên môn, được đồng nghiệp nể phục là điều mà nhiều người mơ ước. Thế nhưng không phải ai cũng có đủ kinh nghiệm và bản lĩnh đảm nhiệm vị trí này.
![]() |
Những kinh nghiệm quý báu khi làm Marketer cho Client là gì? |
Vậy hãy tham khảo một số kinh nghiệm để giúp bạn nhanh trở thành Client chuyên nghiệp:
- Đưa ra mục tiêu rõ ràng khi thực hiện chiến dịch quảng cáo thương hiệu.
- Khi làm việc với Agency, hãy chú ý kiểm tra tiến độ làm việc cũng như kết quả đạt được.
- Luôn nắm rõ tiến trình mà các Agency thực hiện, họ đã làm đến bước nào? Đạt được bao nhiêu chỉ tiêu?,…
- Nếu bạn là khách hàng của Agency, cũng nên lắng nghe tư vấn từ họ để hoàn thiện hơn về chiến lược marketing của công ty.
- Cần dựa vào thực tế để đưa ra deadline cho bên Agency, cho họ khoảng thời gian thực hiện công việc phù hợp.
- Nếu một Client luôn muốn Agency chuẩn deadline và quan trọng là kết quả như ý muốn thì đừng trễ hẹn việc thanh toán chi phí khi thuê Agency.
- Biết cách đối nhân xử thế với bên Agency rất quan trọng, nhưng các Client cũng cần chú ý về mối quan hệ với đồng nghiệp trong công ty.
Thông qua bài viết, chắc chắn bạn đã nắm rõ “Client là gì? Sự khác biệt giữa Client và Agency”. Nhìn chung để đảm nhận vị trí Marketer của Client thì bạn cần có đủ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm về lĩnh vực kinh doanh của đơn vị.