GSP là gì là thông tin mà bất cứ người làm marketing cần biết khi thực hiện chính sách phát triển doanh nghiệp. Thực chất, đây là thuật ngữ liên quan đến kinh tế vĩ mô, sự ra đời của chế độ này có ý nghĩa quan trọng với nền thương mại quốc tế. Vì vậy, nếu doanh nghiệp của bạn đang hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, hãy tìm hiểu về thuật ngữ này.
GSP là gì?
GSP là một thuật ngữ, một chính sách được ra đời sau cuộc đàm phán liên chính phủ cực kỳ quan trọng. Đơn vị đứng ra bảo trợ cho hệ thống này là Liên hợp quốc, thông qua Hội nghị Thương mại và Phát triển. Vậy GSP là gì? Chính xác, đây là hệ thống ưu đãi phổ cập, theo đó các nước phát triển sẽ cấp chế độ ưu đãi bằng cách giảm/miễn thuế. Hai bên trong mối quan hệ này sẽ được gọi là các nước cho hưởng và các nước được hưởng.
Theo hệ thống GSP, các nước phát triển sẽ cung cấp ưu đãi dành cho nước đang hoặc kém phát triển về thuế quan. Mối quan hệ này dựa trên cơ sở không cần có qua có lại và phân biệt đối xử, nước nào thuộc đối tượng được hưởng đều nhận được ưu đãi. Nhờ đó mà tránh được sự phân bì và mâu thuẫn trong quá trình áp dụng chính sách.
![]() |
Hệ thống ưu đãi phổ cập tác động đến thương mại quốc tế |
Mỗi nước phát triển sẽ phải xây dựng một chế độ GSP dựa trên điều kiện và “thói quen” của mình. Không có một quy chuẩn nào áp dụng cho tất cả các quốc gia mà dựa trên sự tự nguyện và hữu nghị. Tuy nhiên, các nước này vẫn phải thực hiện đúng nguyên tắc, mục tiêu mà Hệ thống ưu đãi phổ cập quy định.
Mục tiêu đề ra của GSP là gì?
Chắc hẳn qua những chia sẻ phía trên, bạn đã phần nào hiểu được GSP là gì và ý nghĩa tốt đẹp mà Hệ thống này được ra đời. Vậy bạn đã biết mục tiêu của GSP là gì và có tác dụng như thế nào với những quốc gia được hưởng?
Mục tiêu của GSP cực kỳ tuyệt vời, là cơ sở để các nước cùng hợp tác và phát triển, mang đến một thế giới tốt đẹp và hoàn hảo hơn. Cụ thể, GSP tạo nên điều kiện để các nước kém phát triển trở nên mạnh hơn, các nước đang phát triển thấy được khả năng tiềm tàng của mình. Những ưu đãi mà các nước phát triển mang đến để hỗ trợ các nước được hưởng đề cao mục tiêu đạt được gồm:
- Thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa của các nước được hưởng ưu đãi.
- Hỗ trợ công tác thiết lập trọng điểm để tăng cường sử dụng GSP từ đó phát triển nền kinh tế.
- Tăng kim ngạch xuất khẩu cho các nước đang/kém phát triển dựa trên mối quan hệ giúp đỡ.
- Thực hiện chung hoạt động tìm hiểu thuế chống bù giá, thuế chống phá giá và các quy định hải quan, thủ tục xuất nhập khẩu liên quan. Đây là cơ sở để xây dựng một thế giới tốt đẹp và công bằng hơn.
- Mục tiêu cuối cùng là đẩy mạnh mức tăng trưởng kinh tế của các nước được hưởng.
![]() |
Mục tiêu lớn nhất là thúc đẩy nền kinh tế |
Cần lưu ý là chế độ GSP không có giới hạn cho sự ưu đãi, phụ thuộc vào các nước cho hưởng. Các hạn ngạch đều được loại bỏ mà được thực hiện theo từng loại quy định trong GSP.
Những nội dung chính trong GSP
Ngoài việc tìm hiểu khái niệm GSP là gì và mục tiêu đề ra, bạn còn cần biết đến nội dung chính của nó. Đây là thông tin vô cùng quan trọng với mỗi doanh nghiệp Việt Nam, vì chúng ta là các nước đang phát triển – đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi quý giá. Cụ thể, nội dung của GSP sẽ bao gồm các mục như sau đây:
Nước được hưởng GSP
GSP quy định, nước được hưởng là những quốc gia kém phát triển hoặc đang phát triển. Các nước kém phát triển sẽ được hưởng chế độ đặc biệt nhằm kích cầu nền kinh tế, có phần tốt hơn các nước đang phát triển. Tuy vậy, điều này không gây nên mâu thuẫn bởi tất cả đều được xây dựng trên sự tự nguyện và hướng đến việc phát triển đồng đều. Danh sách các nước được hưởng chế độ này đã được liệt kê cụ thể và ban hành kèm theo.
Nước cho hưởng ưu đãi GSP
Đây là những nước phát triển nằm trong danh sách được đính kèm theo chế độ GSP. Theo thống kê hiện nay, có 28 nước phát triển nằm trong danh sách này, trong đó có đến 15 nước thuộc EU và đang thực hiện tới 16 chế độ ưu đãi. Những quốc gia này có thể kể đến như Bỉ, Áo, Bồ Đào Nha, Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Nhật Bản, New Zealand, Canada, Na Uy, Ba Lan, Nga,…
![]() |
Nước cho hưởng ưu đãi là các nước phát triển |
Hàng hoá được hưởng ưu đãi phổ cập
Không phải mặt hàng nào cũng nằm trong danh sách được hưởng ưu đãi phổ cập. Là doanh nghiệp, bạn cần nắm được thông tin phân loại sản phẩm GSP là gì để có chính sách phát triển hợp lý.
Theo đó, các mặt hàng này sẽ được chia thành hai loại là sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp. Danh mục từng món sẽ được sửa đổi định kỳ và dựa trên biểu thuế xuất nhập khẩu của nước được hưởng ưu đãi.
![]() |
Hàng hóa được hưởng ưu đãi thuận lợi hơn trong việc xuất khẩu |
Có một lưu ý là các mặt hàng có trong danh sách được ưu đãi phổ cập không được ở quá lâu. Dựa vào tình hình sản xuất của quốc gia xuất khẩu mặt hàng đó để cân nhắc loại bỏ hoặc giữ nguyên, bên cạnh đó còn bổ sung thêm các sản phẩm khác.
Mức độ ưu đãi
Về mức độ ưu đãi thì như VSM đã chia sẻ phía trên, mức ưu đãi này sẽ không có giới hạn, phụ thuộc vào ý muốn của các nước cho hưởng. Tuy nhiên, tất cả sẽ được dựa trên mức thuế suất của chế độ đối xử tối huệ quốc (viết tắt là MFN).
Ý nghĩa của GSP với thương mại quốc tế
Mục đích ra đời của GSP là gì chắc hẳn bạn đã thấu hiểu thông qua những nội dung được chia sẻ phía trên. Đã vài chục năm kể từ khi chế độ ưu đãi phổ cập được ra đời và thực hiện rộng rãi, mang đến nhiều lợi ích. Ý nghĩa mà GSP mang đến cũng rất to lớn, không chỉ với nước đang phát triển mà những nước chưa có lối đi đúng đắn sẽ vươn lên từ kém đến đang phát triển.
![]() |
GSP mang đến lợi ích cả hai bên |
GSP giúp tăng cường trao đổi thương mại giữa các nước mà không bị thuế làm rào cản gây khó khăn trong việc nhập, xuất hàng hóa. Rào cản này có thể được giảm vài phần trăm hoặc kể cả miễn thuế nếu các nước cho hưởng chấp thuận. Nhờ đó, lợi nhuận từ hàng hóa xuất khẩu của quốc gia đang/kém phát triển tăng lên, là yếu tố kích thích nền kinh tế phát triển.
Đã có nhiều thống kê về việc GSP thúc đẩy giao lưu thương mại và tăng mức đầu tư FDI vào các quốc gia có tiềm năng. Mức tăng trưởng kinh tế của các quốc gia này đã lên từ 10 – 30%, cực kỳ cao và là con số chưa từng được thất trước đó. Về phía các quốc gia cho hưởng, họ có thêm cơ hội để thực hiện nghĩa cử cao đẹp, thúc đẩy hoạt động nhập khẩu cần thiết và có lợi với kinh tế. Hàng hóa trong nước trở nên đa dạng hơn, tăng sự lựa chọn cho người tiêu dùng.
Tình hình hưởng GSP của Việt Nam
Việt Nam là nước đang phát triển, và vì vậy, chúng ta vẫn đang được hưởng chế độ GSP cực kỳ ý nghĩa. Chúng ta đã nhận được khá nhiều sự hỗ trợ từ các “ông bạn thân thiết” như Nga, Ba Lan, Đức, Pháp. Tuy vậy, đến nay, nước ta vẫn chưa được hưởng ưu đãi từ Mỹ, và đằng sau sự khước từ này là lý do liên quan đến chính trị.
Trải qua nhiều năm, chế độ GSP đã giúp đỡ rất nhiều đến nền kinh tế của Việt Nam. Nhưng càng ngày, nó càng trở thành rào cản để nước ta nỗ lực chuyển mình, vụt mất nhiều cơ hội. Việc rút khỏi danh sách này và cố gắng tìm kiếm mối quan hệ một cách độc lập là điều được nhiều người nghĩ đến.
Trên đây là những thông tin chi tiết về GSP là gì và nội dung, ý nghĩa của nó với nền kinh tế. Hy vọng với những chia sẻ này, bạn sẽ hiểu hơn về chế độ trên và có chính sách phát triển doanh nghiệp phù hợp.