Kinh tế ngày càng phát triển, việc cạnh tranh trên thị trường ngày càng tăng cao. Chính vì thế các doanh nghiệp ngày càng muốn làm Logistics hiệu quả, để tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Nếu như bạn cũng đang tìm hiểu về Logistics nhưng chưa thực sự hiểu Logistics là gì? Các vấn đề liên quan đến Logistics là gì?. Làm Logistics là gì? Công việc như nào? Tham khảo ngay chia sẻ dưới đây?
Logistics là gì? Theo quan điểm trên thế giới
Theo Hội đồng quản trị Logistics Hoa Kỳ (LAC- The US. Logistics Administration Council):
“Logistics là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát dòng di chuyển và lưu kho những nguyên vật liệu thô của hàng hóa trong quy trình, những hàng hóa thành phẩm và những thông tin liên quan từ khâu mua sắm nguyên vật liệu đến khi được tiêu dùng, nhằm thỏa mãn yêu cầu của người tiêu dùng”.
![]() |
Logistics là gì? Là toàn bộ quá trình hậu cần của sản phẩm |
Hay hiểu đơn giản hơn, Logistics là gì? Logistics chính là tất cả các quá trình liên quan đến việc hình thành một sản phẩm như: đóng gói, bao bì, gắn nhãn mác, lưu trữ hay kho bãi, vận chuyển hay bảo quản hàng hóa…
Logistics là gì? Theo quan điểm của Việt Nam
Theo Điều 233, Luật Thương mại 2005, Logistics là gì?:
“Dịch vụ Logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao”
Logistics hiện nay tại Việt Nam vẫn chưa tìm được bất kỳ từ này có thể diễn tả đầy đủ nhất ý nghĩa. Chính vì thế, chúng ta vẫn tạm gọi theo tiếng nước ngoài là dịch vụ Logistics, được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc.
Ý nghĩa của Logistics là gì?
Như đã nói ở trên Logistics chính là yếu tố vô cùng quan trọng liên quan đến một sản phẩm. Vậy Logistics có rất nhiều ý nghĩa, một trong số đó có thể kể đến như sau:
- Logistics quyết định việc sản phẩm có thể sản xuất ra đúng thời điểm mà khách hàng cần hay không.
- Logistics quyết định đến giá cả của sản phẩm sau khi đến tay khách hàng là bao nhiêu. Chi phí các thấp, thì giá thành càng thấp và điều này sẽ thu hút được một lượng lớn khách hàng.
- Logistics là yếu tố quan trọng cho quyết định sản phẩm sẽ được phân phối ở đâu.
- Logistics hiệu quả giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc và công sức. Bên cạnh đó là hỗ trợ mang lại lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp.
![]() |
Logistics là yếu tố quyết định đến giá thành sản phẩm |
Các loại Logistics là gì?
Theo Điều 3, Nghị định 163/2017/NĐ-CP, hiện nay dịch vụ Logistics được cung cấp bao gồm 17 loại như sau:
1. Dịch vụ xếp dỡ container, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay.
2. Dịch vụ kho bãi container thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển.
3. Dịch vụ kho bãi thuộc dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải.
4. Dịch vụ chuyển phát.
5. Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa.
6. Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan (bao gồm cả dịch vụ thông quan).
7. Dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải.
8. Dịch vụ hỗ trợ bán buôn, hỗ trợ bán lẻ bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa và giao hàng.
9. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển.
10. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa.
11. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt.
12. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ.
13. Dịch vụ vận tải hàng không.
14. Dịch vụ vận tải đa phương thức.
15. Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật.
16. Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.
17. Các dịch vụ khác do thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics và khách hàng thỏa thuận phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Luật thương mại.
![]() |
Dịch vụ Logistics được cung cấp bao gồm 17 loại khác nhau |
Quy trình Logistics là gì?
Hiện nay, dựa vào quá trình hình thành sản phẩm, Logistics được chia thành 3 quy trình chính như sau:
Logistics đầu vào (Inbound Logistics)
Đây là quá trình đầu tiên và tiên quyết để hình thành một sản phẩm của doanh nghiệp. Quá trình này sẽ bao gồm các hoạt động là thu mua và lưu trữ, các nguyên vật liệu cần thiết từ các nhà cung cấp.
Để Logistics hiệu quả, thì tất cả các nguyên vật liệu này cần được vận chuyển và lưu trữ đúng thời gian và tiến độ. Bên cạnh đó là đảm bảo các nguyên liệu này vẫn có chất lượng tốt nhất. Nhưng được tính toán với các chi phí nhỏ nhất có thể.
Logistics đầu ra (Outbound Logistics)
Tiếp đến là Logistics đầu ra, hay còn được hiểu là hoạt động lưu kho và phân phối sản phẩm đến các đơn vị đại lý, khách buôn, khách lẻ…
Ở quá trình này, doanh nghiệp cũng phải tính toán sao cho tối ưu hóa về phương pháp vận chuyển, địa điểm phân phối, chi phí kho bãi…để giảm tối đa các chi phí cho việc sản xuất các sản phẩm. Giúp cho sản phẩm không bị đội giá quá cao.
![]() |
Logistics đầu ra là hoạt động lưu kho và phân phối sản phẩm |
Logistics ngược ( Reverse Logistics)
Cuối cùng là quá trình Logistics ngược. Trong quá trình sản xuất và đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng. Chắc chắn chúng ta không thể tránh khỏi có sản phẩm sẽ bị lỗi hoặc bị hỏng.
Chính vì thế, doanh nghiệp cần tính thêm chi phí thu hồi các sản phẩm này về để xử lý, tiêu hủy hoặc tái chế..
Cơ hội và thách thức của ngành Logistics là gì?
Khi tham gia vào kinh doanh, đặc biệt là áp dụng Logistics, doanh nghiệp hiện nay sẽ có nhiều cơ hội phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có nhiều thách thức đặt ra.
Cơ hội của ngành Logistics là gì?
- Hiện nay có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển ngành Logistics.
- Hệ thống giao thông phát triển: hệ thống đường bộ liên tỉnh, nhiều cảng biển nước sâu, đường bờ biển dài, hệ thống đường sắt và các sân bay quốc tế…ngày được đầu tư và phát triển. Tạo điều kiện phát triển ngành Logistics ngày càng dễ dàng hơn.
- Các cửa khẩu quốc tế ngày càng được áp dụng các chính sách mở cửa, thuận tiện cho việc giao thương hàng hóa.
- Công nghệ thông tin ngày càng phát triển, chính vì thế tạo điều kiện để giao lưu, trao đổi hàng hóa trong và ngoài nước ngày càng thuận tiện, dễ dàng và tiết kiệm chi phí.
![]() |
Giao thương phát triển thuận lợi trao đổi hàng hóa |
Thách thức của ngành Logistics là gì?
- Đa số các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính vì thế, việc nguồn vốn thấp và chậm phát triển công nghệ, khiến cho các doanh nghiệp khó cạnh tranh với các công ty nước ngoài.
- Lao động lành nghề, có tay nghề cao và được đào tạo bài bản hiện nay vẫn còn khan hiếm.
- Việc ứng dụng các phần mềm vào quản lý hàng hóa, quản lý kho bãi vẫn còn thấp.
- Đa số các công ty thường có xu hướng xuất nhập khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Tuy nhiên, nguồn nhân lực thành thạo về ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh vẫn chưa cao.
![]() |
Nguồn nhân lực vẫn còn hạn chế về ngoại ngữ |
Làm Logistics là gì?
Sau khi đã hiểu được Logistics là gì? Chắc hẳn nhiều người vẫn chưa hiểu rõ là nếu học Logistics xong, họ sẽ được giao làm các công việc gì?
Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, Logistics còn được gọi là các nhiệm vụ hậu cần. Chính vì thế, khi làm Logistics, bạn có thể sẽ làm các công việc như:
Nhân viên xuất nhập khẩu và Logistics là gì?
Ở vị trí này, nhân viên thông thường thực hiện các công việc như:
- Tìm kiếm khách hàng trong các lĩnh vực xuất nhập khẩu, vận tải trong nước hay OCE.
- Tiếp nhận tư vấn thông tin cho các khách hàng sử dụng dịch vụ.
- Tiếp cận, tư vấn, báo giá dịch vụ cho khách hàng. Bên cạnh đó là chăm sóc các khách hàng sau bán.
![]() |
Tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm và dịch vụ |
Nhân viên thu mua Logistics là gì?
- Liên tục cập nhật các thông tin về giá cả các nguyên vật liệu trên thị trường.
- Tìm kiếm các nhà cung cấp chất lượng, uy tín và có giá cả cạnh tranh.
- Luôn đảm bảo đủ nguyên vật liệu cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty.
- Liên hệ với các hãng tàu để đặt hàng.
- Cập nhật tình hình vận chuyển hàng hóa.
- Cập nhật tình hình hóa hóa lưu kho, tồn kho theo quy định của công ty.
- Tiến hành thanh toán quốc tế với các đơn hàng từ nước ngoài.
Nhân viên chứng từ Logistics là gì
- Chuẩn bị các thủ tục pháp lý cho hàng hóa trước khi xuất hoặc nhập.
- Đảm bảo sự chính xác về thủ tục và giấy tờ của hàng hóa.
- Soạn thảo và đàm phán các điều kiện và điều khoản của hợp đồng.
- Giải quyết các vấn đề phát sinh trong xuất nhập khẩu hàng hóa.
- Lưu trữ hồ sơ và chứng từ.
![]() |
Xử lý, lưu trữ hồ sơ và chứng từ về hàng hóa |
Nhân viên thanh toán quốc tế Logistics là gì?
- Lập công nợ gửi khách hàng.
- Theo dõi và cập nhật tình hình thu hồi nợ với khách hàng.
- Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán liên quan.
- Làm hồ sơ thanh toán cho khách hàng.
- Kiểm kê và theo dõi hóa đơn đầu vào, hóa đơn GTGT.
Nhân viên hiện trường Logistics là gì?
Là những người trực tiếp đi đến các kho bãi, đi đến các cảng biển cảng hàng không để làm thủ tục thông quan.
- Làm thủ tục thông quan, nhập hàng hóa tại các Chi cục hải quan.
- Thực hiện quá trình giao nhận hàng hóa nơi cửa khẩu.
- Trực tiếp trao đổi với khách hàng trong suốt quá trình giao dịch hàng hóa.
- Hiểu về hàng hóa và chứng từ trước khi đi cửa khẩu.
![]() |
Nhân viên hiện trường làm thủ tục thông quan cho hàng hóa |
Nhân viên giao nhận vận tải Logistics là gì?
- Nhận các chứng từ giao nhận hàng hóa từ công ty hoặc khách hàng.
- Làm thủ tục giao nhận hàng hóa với nhà vận chuyển tại các cảng.
- Làm thủ tục kiểm dịch thực vật, động vật, giám định, kiểm tra chất lượng, y tế tùy theo yêu cầu của từng lô hàng.
Nhân viên chăm sóc khách hàng Logistics là gì?
- Thường xuyên cập nhật tình hình vận chuyển hàng hóa để báo với khách hàng.
- Cập nhật các loại hàng mới hoặc các sản phẩm mới đến với các khách hàng tiềm năng.
- Chăm sóc khách hàng về những phản hồi của sản phẩm và dịch vụ.
Trên đây là những chia sẻ để giúp chúng ta hiểu rõ hơn Logistics là gì. Bên cạnh đó, hiểu được tầm quan trọng và cách làm Logistics hiệu quả để mang về cho doanh nghiệp những khoản lợi nhuận khổng lồ nhất.