Một trong những chỉ số quan trọng cho biết tình hình kinh doanh của doanh nghiệp chính là lợi nhuận gộp. Tuy nhiên, đáng tiếc rằng không phải ai cũng thật sự hiểu và để ý lợi nhuận gộp là gì. Nếu bạn cũng là 1 trong số đó thì hãy theo dõi bài viết sau để trang bị cho mình kiến thức về chỉ số đặc biệt này. Chắc chắn nhờ nó việc kinh doanh của bạn sẽ trở nên tối ưu và hiệu quả hơn đấy.
Lợi nhuận gộp là gì?
Trước hết, hãy cùng xem định nghĩa lợi nhuận gộp là gì. Lợi nhuận gộp (Gross Profit) hay lãi gộp là phần chênh lệch giữa số tiền thu về từ hoạt động sản xuất, kinh doanh và chi phí bán hàng (gồm chi phí tạo ra sản phẩm, dịch vụ và các chi phí phát sinh liên quan từ khi sản xuất đến lúc tiêu thụ, đưa hàng hoá, dịch vụ đến với người tiêu dùng).
![]() |
Lợi nhuận gộp là gì là? Đó là chênh lệch giữa Doanh thu thuần và Giá vốn hàng bán |
Công thức tính và ví dụ:
Bạn sẽ hiểu rõ hơn lợi nhuận gộp là gì sau khi theo dõi công thức sau:
Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán
Trong đó, Doanh thu thuần = Doanh thu – Các khoản giảm trừ doanh thu
Ví dụ: Doanh nghiệp sử dụng các khoản chi phí là: 200.000.000 đồng mua hàng hoá và 150.000.000 đồng trả công cho nhân viên và không có thêm chi phí phát sinh. Với doanh thu bán hàng là 1.000.000.000 đồng thì lợi nhuận gộp thu được là:
1.000.000.000 – (150.000.000 + 200.000.000) = 650.000.000 (đồng).
Ý nghĩa của 1 số chỉ số
Công thức lợi nhuận gộp là gì có nhắc đến “Giá vốn hàng bán”, “Doanh thu thuần” và “Các khoản giảm trừ doanh thu”. Mỗi giá trị này mang ý nghĩa nhất định.
Giá vốn hàng bán: Được hiểu là toàn bộ chi phí được doanh nghiệp bỏ ra nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ. Như vậy, giá vốn hàng bán bao gồm: Chi phí mua nguyên vật liệu, sản xuất, chi phí lưu kho hàng cũng như chi phí Marketing và quản lý doanh nghiệp,…
Doanh thu thuần: Là tổng doanh thu từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ mà doanh nghiệp đạt được.
Các khoản giảm trừ doanh thu: Là các khoản dùng để đóng thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt) và các khoản giảm giá, chiết khấu và hàng trả lại.
Từ các giá trị trên, người ta tính ra Tỷ số sinh lời. Giá trị này cho biết 1 đồng chi phí doanh nghiệp bỏ ra đã đem lại lợi nhuận thu vào bao nhiêu. Từ đây, chủ doanh nghiệp có thể đánh giá việc phân bổ và sử dụng nguồn vốn trong hiện tại liệu đã thật sự hiệu quả. Nếu chưa hợp lý, việc cần thiết là đưa ra định hướng hợp lý trong tương lai.
Liệu chi phí sản xuất có làm ảnh hưởng đến doanh thu? Có cách nào để tối ưu nó? Lợi nhuận gộp sẽ giúp bạn đánh giá điều đó |
Tỷ suất lợi nhuận gộp: Từ lợi nhuận gộp, doanh nghiệp tính được Tỷ suất lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin) theo công thức:
Tỷ suất lợi nhuận gộp (%) = Lợi nhuận gộp / doanh thu
Tỷ số này càng lớn đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả, kiểm soát tốt chi phí khi có lãi ròng càng cao.
Lưu ý: Cần phân biệt Lãi gộp và Tỷ suất lợi nhuận gộp. Cụ thể, nếu như tỷ suất lợi nhuận gộp có đơn vị là % trong khi Lãi gộp có đơn vị tiền tệ (ví dụ: đồng, dollar,…). Với con số tính toán chính xác, chủ doanh nghiệp có thể so sánh, phân tích giữa các cửa hàng, công ty. Số liệu này giúp họ đưa ra cái nhìn chính xác về hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, đừng nghĩ rằng công ty, cửa hàng có lợi nhuận gộp lớn hơn nghĩa là họ kinh doanh thành công hơn. Lí do là bởi lợi nhuận gộp ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, ví dụ như: Quy mô hoạt động, lĩnh vực kinh doanh, …
Lợi nhuận gộp và thu nhập ròng có gì khác biệt?
Khái niệm lợi nhuận gộp là gì có lẽ đã phần nào giúp bạn tìm được câu trả lời. Có thể khẳng định: Lợi nhuận gộp và thu nhập ròng là 2 khái niệm hoàn toàn khác biệt.
![]() |
Lợi nhuận gộp và thu nhập ròng hoàn toàn khác nhau |
Cụ thể, lợi nhuận gộp là kết quả thu được sau khi lấy doanh thu thuần trừ đi chi phí biến đổi hoặc giá vốn hàng bán. Trong khi đó, thu nhập ròng là thu nhập trừ đi chi phí lãi vay và thuế. Giá trị thu nhập ròng được dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động cũng như lợi nhuận thu được của doanh nghiệp. Trong khi lợi nhuận gộp đánh giá việc sử dụng nguồn vốn.
Tầm quan trọng của việc tính toán lợi nhuận gộp
Lợi nhuận gộp được tính toán và đưa vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Chỉ số này thật sự phát huy vai trò cũng như chứng minh được giá trị của mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ kiến thức tài chính và hiểu vì sao cần quan tâm đến con số này.
Với người tự kinh doanh
Dù biết lợi nhuận gộp là gì nhưng nhiều người tự kinh doanh, nhất là kinh doanh nhỏ ít khi có thói quen tính toán và đánh giá số liệu này.
![]() |
Dù kinh doanh nhỏ, bạn cũng không nên bỏ qua việc tính toán và xác định lợi nhuận gộp |
Đôi khi, do tự làm chủ nên rất nhiều người bỏ qua hoặc không thống kê đầy đủ, chính xác tất cả chi phí đã sử dụng trong quá trình mua bán, cung cấp dịch vụ. Chính vì thế mà lợi nhuận tính ra chưa chính xác – không phải là lợi nhuận gộp.
Điều này rất tai hại vì nó khiến cho chúng ta đánh giá sai lệch việc đầu tư và sử dụng vốn. Tính toán chính xác lợi nhuận gộp là thật sự cần thiết, ngay cả khi bạn đang kinh doanh, buôn bán nhỏ.
Ý nghĩa quan trọng nhất của công việc này là xác định liệu việc kinh doanh hiện tại đang thật sự lãi hay lỗ. Nếu lỗ thì cần cải thiện, tiết kiệm chi phí ra sao. Ngược lại, nếu lãi thì liệu có thể tối ưu, tiết kiệm hơn hay không.
Với doanh nghiệp, cửa hàng lớn
Lợi nhuận gộp càng quan trọng hơn đối với doanh nghiệp, cửa hàng lớn. Khi nắm trong tay giá trị lợi nhuận gộp cũng như tỷ suất lợi nhuận, việc đánh giá hiệu quả làm việc theo từng công đoạn, quy trình cụ thể trở nên chính xác hơn.
![]() |
Với doanh nghiệp lớn, lợi nhuận gộp càng thêm quan trọng |
Như chúng ta đã biết, muốn tính toán chính xác lợi nhuận gộp, doanh nghiệp cần thống kê đầy đủ tất cả các khoản chi phí đã sử dụng trong toàn bộ quá trình. Từ đây, việc so sánh, đánh giá chi phí cho từng giai đoạn từ sản xuất cho đến marketing trở nên đơn giản và trực quan hơn.
So sánh, đánh giá thực tết giúp xác định, đánh giá đâu là chi phí được sử dụng hợp lý. Cùng với đó, việc phát hiện các khoản chi phí có thể cắt giảm trở nên chính xác và hiệu quả hơn. Không còn nghi ngờ gì nữa, đây chính là bí quyết để doanh nghiệp tối giản hoá chi phí, tối đa hoá doanh thu và thu được lợi nhuận lớn nhất.
Cụ thể, bạn có thể đánh giá chi phí sử dụng lao động, chi phí sử dụng vật tư, theo dõi sự biến đổi đầu vào và đầu ra với các khoản như:
- Chi phí nguyên vật liệu
- Chi phí nhân công (Bao gồm cả nhân viên chính thức và nhân viên bán thời gian)
- Chi phí khấu hao máy móc, thiết bị sản xuất
- Chi phí mua sắm, sử dụng đồ dùng trong nhà máy
- Chi phí chuyển hàng
- Phí thẻ tín dụng phục vụ quá trình sản xuất cũng như bán hàng
- Hoa hồng cho nhân viên bán hàng
- …
Không chỉ quan trọng trong quản lý kinh doanh, lợi nhuận gộp còn đóng vai trò quyết định trong việc gọi vốn và mở rộng quy mô của doanh nghiệp. Chỉ số này là con số đầu tiên được các nhà đầu tư quan tâm sau khi lắng nghe lời kêu gọi vốn. Đó là điều dễ hiểu vì lợi nhuận gộp cho thấy công ty, doanh nghiệp của bạn kinh doanh có hiệu quả hay không.
Bài viết trên đây mong có thể giúp bạn hiểu lợi nhuận gộp là gì cũng như quan tâm, chú ý đến nó một sao cho đúng nghĩa. Nếu làm được điều đó, mục tiêu kinh doanh của bạn có thể thật sự thành công cũng như sớm đạt được con số doanh thu và lợi nhuận đúng như mong muốn.