Trong kế hoạch marketing, việc xác định thị trường mục tiêu là bước không thể bỏ qua. Bởi nếu đã hiểu rõ thị trường mục tiêu của mình thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ tiếp cận gần hơn với khách hàng tiềm năng. Vậy thị trường mục tiêu là gì? Thị trường mục tiêu có vai trò như thế nào? Làm thế nào để xác định thị trường này? 

Thị trường mục tiêu là gì? Tầm quan trọng của thị trường mục tiêu

Thị trường mục tiêu là gì?

Thị trường mục tiêu được hiểu là thị trường được các doanh nghiệp chọn để thực hiện mục đích kinh doanh. Đó sẽ là thị trường mà doanh nghiệp sẽ cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty. Đây chắc chắn là thị trường có nhiều ưu điểm nhất giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả cao trong kinh doanh.

Thị trường mục tiêu là gì?
Thị trường mục tiêu là gì?

Hiểu đơn giản nhất thị trường mục tiêu chính là khách hàng có nhu cầu sử dụng hoặc mua sản phẩm mà doanh nghiệp đang phân phối. Thị trường mục tiêu có thể là một cá nhân hay một nhóm khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm.

Ví dụ về thị trường mục tiêu

Nếu bạn vẫn còn mơ hồ về khái niệm thị trường mục tiêu là gì thì hãy đọc ngay ví dụ sau: 

Ví dụ: Thị trường mục tiêu của Balo học sinh. Thị trường này sẽ hướng đến các nhóm khách hàng là:

  • Khách hàng cá nhân: Những người sử dụng balo, những gia đình có con đang là học sinh, sinh viên. 
  • Khách hàng có tổ chức: Đây là những cửa hàng, shop balo túi xách, siêu thị, đại lý phân phối,…. 

Thị trường mục tiêu có vai trò như thế nào?

Nhiều doanh nghiệp chủ quan rằng sản phẩm chất lượng sẽ lan tỏa đến nhiều khách hàng theo thời gian. Thế nhưng, có một sự thật là sản phẩm tốt thì cũng chỉ giới hạn trong một nhóm người có nhu cầu sử dụng. Bởi vậy, xác định thị trường mục tiêu có tác động lớn đến doanh thu và sự phát triển của doanh nghiệp về lâu dài. 

Vai trò của việc xác định thị trường mục tiêu là gì?
Vai trò của việc xác định thị trường mục tiêu là gì?

Xác định đúng đối tượng khách hàng

Khi đã xác định được thị trường mục tiêu của công ty thì đồng nghĩa là bạn đã khoanh vùng khách hàng. Do đó, dựa vào thị trường mục tiêu để quảng cáo đúng đối tượng sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí.

Dễ dàng giới thiệu sản phẩm

Doanh nghiệp luôn gặp khó khăn để giới thiệu sản phẩm với những khách hàng không có nhu cầu mua hàng. Bởi vậy, cho dù sản phẩm tốt hay quảng cáo thu hút thì khả năng chốt đơn sẽ rất thấp. 

Ví dụ như bạn quảng cáo bỉm, tã lót đối với khách hàng chưa có gia đình thì chắc chắn họ sẽ không bao giờ để ý đến. 

Thế nhưng, khi đã chọn đúng mục tiêu thì doanh nghiệp dễ dàng giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng. Đặc biệt, những đối tượng này đều quan tâm đến mặt hàng của bạn và khả năng mua rất cao nếu sản phẩm tốt. 

Hiệu quả marketing được nâng cao

Khi đã xác định được thị trường mục tiêu, doanh nghiệp sẽ triển khai kế hoạch marketing cụ thể. Và các chiến lược quảng cáo của công ty sẽ đạt hiệu quả tối đa nếu hướng đến khách hàng tiềm năng. 

Từ đó, hiệu quả marketing được nâng cao, đem lại doanh thủ “khủng” sau mỗi tháng. 

Cách xác định thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp

Việc xác định thị trường mục tiêu đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong kinh doanh. Bởi nếu xác định sai thị trường thì khả năng tiêu thụ hàng hoá không cao. Từ đó khiến tỷ lệ chốt đơn ít, doanh thu giảm dần theo thời gian. 

Vậy hãy tham khảo cách xác định thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp sau đây.

Cách xác định thị trường mục tiêu là gì?
Cách xác định thị trường mục tiêu là gì?

Nghiên cứu kỹ về sản phẩm cung cấp

Trước khi kinh doanh một sản phẩm hay dịch vụ, bạn cần xác định rõ sản phẩm của mình giúp ích cho khách hàng như thế nào? Khi đã trả lời được câu hỏi đó thì việc khoanh vùng thị trường mục tiêu sẽ đơn giản hơn.

Thông tin về đối tượng khách hàng

Những khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm của công ty có đặc điểm như thế nào? Ví dụ như: Tuổi, giới tính, nghề nghiệp, nơi sinh sống, khả năng tài chính và sở thích. Từ đó, bạn dễ dàng phân loại khách hàng để tiếp thị sản phẩm tốt hơn. 

Ví dụ: Shop của bạn cùng cung cấp một loại túi xách nhưng có 2 loại hàng. Mặt hàng chất lượng loại 1 sẽ tiếp cận khách hàng có kinh tế khá giả. Còn mặt hàng loại 2 sẽ được giới thiệu phổ biến đến khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm bình dân. 

Khoanh vùng đối tượng khách hàng

Sau khi đã có thông tin về khách hàng thì doanh nghiệp sẽ xác định đâu là người tiêu dùng tiềm năng của công ty. Đặc biệt, doanh nghiệp biết được đâu là khách hàng nuối tiếc khi không quan tâm đến sản phẩm của bạn.

Như vậy, bạn đã có cơ sở để xác định khách hàng của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra các chiến dịch marketing hiệu quả và phù hợp nhất.

Thăm dò đối thủ cạnh tranh

Chỉ quan tâm tìm kiếm thị trường mục tiêu thôi chưa đủ, điều bạn không nên bỏ quan chính là thăm dò các đối thủ cạnh tranh. Bởi có khả năng khách hàng mà bạn nhắm tới cũng chính là “con mồi” của họ.

Cần thăm dò đối thủ cạnh tranh
Cần thăm dò đối thủ cạnh tranh

Nếu chú ý đến đối thủ, bạn sẽ biết thị trường mục tiêu của họ là ai và có giống mình không? Trường hợp doanh nghiệp bạn cùng mục tiêu với đối thủ thì lúc này cần nghiên cứu chiến lược cạnh tranh để đánh bại họ. 

Kiểm tra lại quá trình

Sau khi đã thực hiện các bước như trên, doanh nghiệp đã xác định rõ đâu là thị trường mục tiêu cho sản phẩm của mình. Thế nhưng, hãy lưu ý thường xuyên kiểm tra quá trình để tránh sai sót. 

Những yếu tố đặc biệt quan tâm đó là: Sản phẩm của công ty, khách hàng tiềm năng, phân tích và đánh giá thị trường, đối thủ cạnh tranh.

Làm thế nào để tiếp cận thị trường mục tiêu?

Sau khi đã tìm hiểu về thị trường mục tiêu là gì thì việc tiếp cận thị trường mục tiêu là điều cũng rất quan trọng.

Để tiếp cận thị trường mục tiêu đòi hỏi doanh nghiệp triển khai các kế hoạch cụ thể và chi tiết. Và sau đây là những kinh nghiệm giúp bạn tiến gần hơn đến với thị trường mục tiêu.

Các cách tiếp cận thị trường mục tiêu
Các cách tiếp cận thị trường mục tiêu

Marketing phân biệt

Đúng theo như tên gọi của chiến lược này, marketing phân biệt có nghĩa là doanh nghiệp sẽ phân khúc từng đối tượng khách hàng. Từ đó tiến hành sản xuất hoặc giới thiệu sản phẩm cho từng nhóm khách hàng.

Phương pháp này đem lại hiệu quả rất cao nhưng đi cùng là chi phí khá tốn kém. 

Marketing không phân biệt

Cách tiếp cận này, doanh nghiệp sẽ dễ dàng thực hiện hơn vì họ không phân khúc đối tượng khách hàng. Doanh nghiệp chỉ tập trung sản xuất một sản phẩm và chú trọng marketing đồng loạt. 

Với cách marketing không phân biệt, doanh nghiệp thường áp dụng cho các loại hàng hóa không phân cấp. Có nghĩa là mặt hàng mà nhiều người có thể sử dụng.

Marketing trực tiếp

Hiện nay, marketing trực tiếp được đánh giá là một trong những cách tiếp cận thị trường mục tiêu hiệu quả. Để thực hiện được chiến lược này, doanh nghiệp cần tìm hiểu thông tin về khách hàng.

Marketing trực tiếp là cách tiếp cận khách hàng ngắn nhất
Marketing trực tiếp là cách tiếp cận khách hàng ngắn nhất

Từ những thông tin có sẵn, nhân viên sẽ liên hệ với khách hàng qua số điện thoại hoặc email. Nhân viên tư vấn trực tiếp về sản phẩm và dịch vụ của công ty đến với khách hàng.

Phương pháp này được áp dụng phổ biến cho các dịch vụ làm sale như: Mỹ phẩm, quần áo, vay tiêu dùng, bảo hiểm,… 

Marketing tập trung

Marketing tập trung của thị trường mục tiêu là gì? Đây chính việc doanh nghiệp chú tâm vào một nhóm đối tượng khách hàng nào đó. Thị trường lúc này có thể là một cá nhân hay hay một nhóm khách hàng. 

Chỉ cần doanh nghiệp đáp ứng đủ tiêu chí về sản phẩm chất lượng, uy tín, giá tốt thì công  ty sẽ có chỗ đứng lâu dài trên thị trường này. 

Bài viết trên đây là những chia sẻ tổng quát về “Thị trường mục tiêu là gì? Tầm quan trọng của thị trường mục tiêu”. Hy vọng, thông tin trong bài sẽ cung cấp cho bạn thêm kiến thức về mục tiêu kinh doanh, các xác định thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp.