Vốn hóa là gì là điều mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng phải biết, dù chuyên hay không chuyên. Đây là khái niệm đóng vai trò vô cùng quan trọng với một người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mà đối tượng là các công ty cổ phần. Vậy chính xác, thuật ngữ này mang ý nghĩa gì và phải làm sao để vận dụng khái niệm vào quá trình đầu tư?

Vốn hóa là gì? Tại sao nhà đầu tư cần biết về vốn hóa thị trường

Vốn hóa là gì? 

Trước khi đi giải thích rõ ràng thuật ngữ vốn hóa là gì, VSM sẽ cung cấp cho bạn công thức tính vốn hóa thị trường. Cả ba yếu tố trong công thức trên đều được xác định trong thời điểm tính, hiện hành trên thị trường. 

Vốn hóa = Giá cổ phiếu x Số cổ phiếu 

Nhìn vào công thức, chắc hẳn bạn đã hiểu phần nào về khái niệm vốn hóa là gì. Hiểu đơn giản nhất, vốn hóa là tổng cơ cấu cổ phần của một doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại. Nghĩa là, nếu biết vốn hóa, nhà đầu tư sẽ biết mình sẽ phải bỏ ra bao nhiêu tiền để mua lại công ty nào đó khi có nhu cầu. 

Vốn hóa là cơ sở để nhà đầu tư quyết định bỏ tiền vào công ty nào đó
Vốn hóa là cơ sở để nhà đầu tư quyết định bỏ tiền vào công ty nào đó

Đây là khái niệm cực kỳ phổ biến trong kinh doanh và hầu như người nào bước vào thị trường đầu tư cũng biết đến nó. Đây là cơ sở để bạn xác định doanh nghiệp này có giá trị bao nhiêu, thuộc loại lớn hay nhỏ và cân nhắc chi tiêu.

Vốn hóa liên quan mật thiết đến loại cổ phiếu mà doanh nghiệp phát hành. Những tổ chức nào chỉ hoạt động với một loại cổ phiếu thì gọi là công ty vốn hóa đơn. Những tổ chức nào có nhiều loại cổ phiếu thì được gọi là công ty vốn hóa cơ cấu. 

Ý nghĩa của vốn hóa là gì trên thị trường 

Không phải ngẫu nhiên mà khái niệm vốn hóa là gì đóng vai trò quan trọng với cả doanh nghiệp và nhà đầu tư. Đây là yếu tố mà bạn phải quan tâm khi có nhu cầu rót tiền vào một công ty nào đó. Bởi vốn hóa thể hiện rõ ràng tổ chức này có quy mô như thế nào, cổ phiếu lưu hành nhiều hay ít, giá cao ra sao. Cổ phiếu càng cao dẫn đến vốn hóa càng cao và cho thấy công ty đang hoạt động hiệu quả. 

Vốn hóa càng cao thì doanh nghiệp càng đáng tin
Vốn hóa càng cao thì doanh nghiệp càng đáng tin

Vốn hóa thị trường là cơ sở để bạn đánh giá được tiềm năng khi đầu tư vào một doanh nghiệp nào đó. Chẳng hạn, với doanh nghiệp có vốn hóa trung bình tăng theo thời gian thì nghĩa là vị thế trong ngành đang rất cao, nếu rót tiền vào sẽ dễ sinh lời. Đây cũng là vấn đề mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng hướng đến, và giá trị lợi nhuận trước mắt là lý do để họ quyết định có nhảy vào tổ chức hay không. 

Những công ty có giá trị vốn hóa cao thường sẽ có tốc độ tăng trưởng tốt, có vị trí vững chãi và đáng tin cậy. Rủi ro thanh khoản nếu bạn bỏ tiền đầu tư vào các tổ chức này cũng thấp hơn. Nếu có nhu cầu thoái vốn nhanh, bạn có thể thực hiện ngay mà không tốn nhiều chi phí. 

Phân biệt vốn hóa thị trường và vốn chủ sở hữu 

Thông thường, những nhà đầu tư không chuyên sẽ bị nhầm lẫn giữa vốn hóa thị trường và vốn chủ sở hữu. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc đánh giá một doanh nghiệp là có mạnh và đang phát triển hay không. Những doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu cao chưa chắc là đơn vị tăng trưởng tốt, nên đầu tư. Ngược lại, những tổ chức có vốn chủ sở hữu thấp nhưng hoạt động hiệu quả thì vẫn có thể an tâm rót tiền. 

Vốn hóa cho phép nhà đầu tư đánh giá doanh nghiệp
Vốn hóa cho phép nhà đầu tư đánh giá doanh nghiệp

Điểm khác biệt lớn nhất giữa vốn hóa là gì và vốn chủ sở hữu là mục đích sử dụng. Vốn hóa thị trường là cơ sở để bạn đánh giá được quy mô của doanh nghiệp, biết nó có lớn hay không, đáng tin hay không. Vốn hóa phụ thuộc vào số lượng cổ phiếu và giá cổ phiếu lưu hành nên sẽ chịu biến động trên thị trường chứng khoán. Vì thế mà nó không ở một mức cố định, sẽ thay đổi theo thời gian. 

Ngược lại, vốn của chủ sở hữu sẽ không bị biến động, không phụ thuộc vào bất cứ yếu tố nào. Nó là số tiền mà người thành lập công ty bỏ ra để gây dựng, phát triển hoạt động kinh doanh. Vì thế, nhà đầu tư thường dựa vào đây để tính toán giá trị thực của doanh nghiệp nếu có nhu cầu trở thành cổ đông lớn. Nó cũng cho thấy tài sản tổ chức hiện hành là bao nhiêu để tính toán rủi ro khi rút vốn. 

Phân loại doanh nghiệp theo vốn hóa 

Chắc hẳn qua những chia sẻ phía trên, bạn đã hiểu vốn hóa là gì và ý nghĩa của nó. Để có thêm cơ sở đầu tư vào một tổ chức nào đó, bạn cần biết cách phân loại doanh nghiệp dựa trên khái niệm này. Cụ thể, có các loại vốn hóa ứng với từng quy mô doanh nghiệp như sau: 

Vốn hóa siêu nhỏ 

Đây là nhóm doanh nghiệp Microcap – có quy mô siêu nhỏ, giá cổ phiếu thấp và cũng ít cổ phiếu lưu hành trên thị trường. Các doanh nghiệp này có thể có vốn chủ đầu tư quá thấp hoặc đang hoạt động kém hiệu quả, mức cạnh tranh quá lớn, kinh doanh ngách. Tính rủi ro khi đầu tư vào đây là rất cao nên bạn hãy cân nhắc. 

Doanh nghiệp có vốn hóa siêu nhỏ thường ít được chọn
Doanh nghiệp có vốn hóa siêu nhỏ thường ít được chọn

Vốn hóa nhỏ 

Đây là doanh nghiệp Smallcap – có quy mô nhỏ với số lượng cổ phiếu ít hoặc giá cổ phiếu thấp. Những công ty này đang có hoạt động kinh doanh không tốt, lợi nhuận không cao và khi đầu tư vào cũng khá mạo hiểm. 

Vốn hóa vừa 

Đây là nhóm các doanh nghiệp Midcap – quy mô vừa với số lượng cổ phiếu phát hành ở mức trung bình, giá cổ phiếu cũng ở tầm trung. Nhóm này chủ yếu là các doanh nghiệp chưa được thị trường chú ý và đang cố gắng để tăng thị phần, tăng sức cạnh tranh. 

Vốn hóa lớn

Nhắc đến khái niệm vốn hóa là gì không thể bỏ qua được những doanh nghiệp có quy mô lớn này – Largecap. Những tổ chức này thường được biết đến là có giá cổ phiếu cực kỳ cao cùng với lượng cổ phiếu đang lưu hành lớn. Quy mô hoạt động của doanh nghiệp vì thế mà cũng rất lớn, được người tiêu dùng tin tưởng và đánh giá cao. 

Nhà đầu tư thường có xu hướng chọn doanh nghiệp vốn hóa lớn để rót tiền, tăng khả năng sinh lời. Những cái tên đang được chú ý nhất hiện nay có thể kể đến như FPT Retails, Vinamilk, Vietcombank,…

Vinamilk là một trong các doanh nghiệp vốn hóa lớn
Vinamilk là một trong các doanh nghiệp vốn hóa lớn

Nhà đầu tư cần biết gì khi tìm hiểu vốn hóa của doanh nghiệp 

Tìm hiểu khái niệm vốn hóa là gì và nắm vững vai trò của nó là cách để bạn đưa ra quyết định đầu tư chính xác nhất. Chiến lược rót tiền này sẽ mang đến cho bạn cơ hội nhận được lợi nhuận cao, tạo nên lợi thế sau này. 

Theo số liệu thống kê mới nhất, giá trị giao dịch cổ phiếu hiện nay chủ yếu tập trung ở những mã cổ phiếu lớn – đến từ doanh nghiệp largecap. Chúng bao gồm 30 nhóm cổ phiếu, có giá cao và thu hút hàng triệu người bỏ tiền vào. Dù vậy, bạn vẫn nên tìm hiểu kỹ càng thay vì chỉ chạy theo số đông mà thiếu đi thông tin cần thiết. 

Nhà đầu tư có thể sử dụng một số công cụ phân tích thị trường đáng tin cậy để đánh giá về một doanh nghiệp và cân nhắc xem có nên đầu tư hay không. Tổ chức nào cũng sẽ tồn tại một hay một vài hạn chế nào đó và bạn cũng không được bỏ qua nó. Bạn nhất định không được chọn những doanh nghiệp kém minh bạch, báo cáo tài chính không rõ ràng. 

Để đảm bảo đưa ra quyết định đầu tư chuẩn xác nhất dựa trên vốn hóa, bạn nên cân nhắc đến các yếu tố sau: 

  • Thời gian đầu tư;
  • Khả năng chấp nhận rủi ro (ngân sách vốn có);
  • Mục tiêu tài chính. 

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về vốn hóa là gì và tầm quan trọng của nó với quá trình đầu tư trên thị trường. Hy vọng với những chia sẻ này, bạn sẽ biết rõ về thuật ngữ được đề cập và có quyết định rót vốn chính xác nhất. Chúc bạn thành công!